Sức ép của Mỹ trong việc chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine

Chính quyền tổng thống Mỹ Joe Biden đang đối mặt với những sức ép liên quan tới việc chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine.

Kể tử khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine hồi cuối tháng 2 vừa qua, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra nhiều thay đổi trong các chỉ thị tuyệt mật điều chỉnh những gì cơ quan tình báo sẽ chia sẻ với Kyiv.

Trong đó, phần lớn những gì Mỹ thu thập được đều sẽ được chia sẻ nhưng cũng có một số thông tin được giữ kín. Việc vạch ra ranh giới có mục đích bảo vệ các nguồn và phương pháp tình báo, đồng thời cũng là nỗ lực cố gắng hạn chế nguy cơ leo thang với Nga.

Những thay đổi mới nhất đã được đưa vào tuần trước khi các quan chức tình báo Mỹ dỡ bỏ một số giới hạn địa lý đối với việc chuyển giao thông tin hành động - loại thông tin được sử dụng để thay đổi các quyết định theo từng phút trên chiến trường. Theo một số người quen thuộc với vấn đề chia sẻ với AP, các quan chức đã loại bỏ ngôn ngữ, vốn gây ra hạn chế về vị trí thông tin của các mục tiêu tiềm năng, ở các khu vực miền Đông Ukraine.

Lực lượng cứu hỏa dập tắt một tòa nhà của Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) sau một vụ tấn công bằng tên lửa ở Kharkiv (Ukraine). Ảnh: AP 

Lực lượng cứu hỏa dập tắt một tòa nhà của Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) sau một vụ tấn công bằng tên lửa ở Kharkiv (Ukraine). Ảnh: AP 

Những thay đổi trong các quy tắc tình báo phản ánh những tính toán thay đổi của chính quyền về những gì Tổng thống Vladimir Putin có thể coi là leo thang. Mỹ cũng đang cố gắng tăng cường hỗ trợ cho các lực lượng Ukraine, vốn đã gây bất ngờ về sự kiên cường khi giữ chân Nga trong hơn 1 tháng chiến sự. Lầu Năm Góc cũng đã công bố 800 triệu USD hỗ trợ quân sự mới cho Ukraine, có thể bao gồm vũ khí và thiết bị phòng thủ mạnh hơn.

Trong khi đó, một vài người quen thuộc với vấn đề nhận định vẫn có một sự mơ hồ đối với giới hạn trong những chỉ thị mới về chia sẻ thông tin tình báo. Câu hỏi được đặt ra là liệu Mỹ có trì hoãn hoặc giới hạn thông tin về một mục tiêu có thể là của Nga ở các khu vực được quốc tế công nhận là lãnh thổ Ukraine hay không, bao gồm cả Bán đảo Crimea và các phần của Donbas.

Tình báo Mỹ đôi khi có thông tin tình báo tuyệt mật mà họ tin rằng có thể giúp các lực lượng Ukraine giành lại quyền kiểm soát những lãnh thổ trước đây.

Tuy nhiên, các chỉ thị đã giới hạn cung cấp thông tin tình báo về các hoạt động của Nga ở nước láng giềng Belarus, tiếp giáp với Ukraine. 

Trong đó, một quan chức tình báo Mỹ giấu tên cho biết: "Chúng tôi đang tăng cường chia sẻ thông tin tình báo kịp thời với  Ukraine, giúp họ tự vệ trên khắp đất nước của mình, bao gồm cả những khu vực do Nga nắm giữ trước chiến dịch quân sự 2022".

Một quan chức Mỹ giấu tên khác tiết lộ chính quyền đang "cung cấp thông tin tình báo chi tiết, kịp thời cho người Ukraine trên nhiều mặt trận". 

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine. Ảnh: AP 

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine. Ảnh: AP 

Một lá thư được gửi hôm 11/4 bởi các đảng viên Cộng hòa trên Ủy ban Tình báo Thượng viện - sau khi có hướng dẫn mới - đã thúc giục bà Avril Haines, giám đốc tình báo quốc gia, "chủ động chia sẻ thông tin tình báo với người Ukraine để giúp họ bảo vệ, phòng thủ và giành lại từng tất đất thuộc chủ quyền của Ukraine , bao gồm Crimea và Donbas".

Các thượng nghị sĩ cho biết họ "vẫn quan ngại sâu sắc rằng việc chia sẻ thông tin tình báo quan trọng sẽ không đủ để hỗ trợ người Ukraine khi các lực lượng Nga tiến tới đảm bảo lãnh thổ ở miền Nam và miền Đông của đất nước".

Không giống như một bức thư ngày 9/2 gửi cho Tổng thống Biden kêu gọi chia sẻ thông tin tình báo "ở mức tối đa có thể", các đảng viên Đảng Dân chủ trong ủy ban đã không tham gia vào nỗ lực kêu gọi trong tuần qua, phản ánh sự chia rẽ rõ ràng trong cách các nghị sĩ xem xét chỉ thị hiện tại của chính quyền. 

Trong khi đó, Nhà Trắng khẳng định họ đang cung cấp thông tin phù hợp với các mục tiêu hiện tại của Ukraine. Các nhà phân tích cho rằng cuộc chiến đang chuyển từ một cuộc xung đột diễn ra trên toàn quốc sang trọng tâm mạnh mẽ hơn vào các khu vực phía Nam và phía Đông của Ukraine. Một trọng tâm dự kiến khác của Nga ​​là thành phố cảng chiến lược Mariupol. 

Ngoài khả năng tình báo của riêng mình, Ukraine còn dựa vào sự hỗ trợ của Mỹ và phương Tây để giúp họ lập kế hoạch và đẩy lùi các đợt tấn công. Trước và trong xung đột, Mỹ đã chia sẻ một cách công khai và riêng tư thông tin tình báo về những gì họ tin là kế hoạch của ông Putin với hy vọng đánh bại Nga và xây dựng sự ủng hộ cho một phản ứng mạnh mẽ của phương Tây với Moscow.

Tuy nhiên, hồi cuối tháng 3 vừa qua, Hạ nghị sĩ Adam Smith, chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Hạ viện, từng nói rằng Nhà Trắng vẫn giữ lại một số thông tin tình báo vì lo ngại vượt quá giới hạn có thể kéo Mỹ tham gia vào xung đột. 

Nguồn: [Link nguồn]

Quân đội Mỹ học được gì từ xung đột Nga - Ukraine?

Trong một sa mạc ở California, nhiều binh sĩ Mỹ đang được dạy cách chiến đấu để chống lại lối đánh nhanh và hỏa lực áp đảo của quân đội Nga.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hạnh (Theo AP) ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN