Sự trỗi dậy của các nhân tố không nhỏ và 'có võ' ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Không phải chỉ các cường quốc lớn, các quốc gia tầm trung cũng sẽ góp phần lớn vào việc định hình và ổn định hóa tình hình Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương lâu nay chịu tác động định hình từ sự cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc lớn là Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại quá trình định hình này diễn tiến phức tạp hơn với sự hiện diện của nhiều "cường quốc tầm trung".

Cường quốc tầm trung

Theo trang War on the rock, khái niệm về các cường quốc tầm trung khá mơ hồ, đề cập quốc gia không đủ mạnh để được coi là cường quốc “lớn” nhưng vẫn có ảnh hưởng đáng kể và tầm quan trọng chiến lược. Thông thường, các cường quốc tầm trung đặc trưng với một mức độ sức mạnh nhất định - về kinh tế, địa lý, nhân khẩu học hoặc quân sự.

Đại diện của các quốc gia MIKTA (nhóm đa phương các nước tầm trung gồm Mexico, Indonesia, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Úc) họp tại Sydney (Úc) năm 2016. Ảnh: BỘ NGOẠI GIAO ÚC

Đại diện của các quốc gia MIKTA (nhóm đa phương các nước tầm trung gồm Mexico, Indonesia, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Úc) họp tại Sydney (Úc) năm 2016. Ảnh: BỘ NGOẠI GIAO ÚC

Các cường quốc tầm trung đang nổi lên một cách chậm rãi nhưng chắc chắn trong địa chính trị và địa kinh tế, bởi vị trí địa lý thường nằm trong khu vực tiềm ẩn xung đột. Theo tờ The Print, điều này cho thấy sự khởi đầu của một chương mới trong định vị quyền lực toàn cầu bởi các nước tầm trung điều chỉnh chính sách theo lợi ích quốc gia trước những biến động trong khu vực.

Về lý do cường quốc tầm trung ngày càng có tiếng nói, theo tờ Asia Times, Mỹ và Trung Quốc bên cạnh đối đầu thì cũng đang phải tranh giành đồng minh, người ủng hộ và đối tác chiến lược từ các quốc gia trung bình.

Các cường quốc bậc trung phần lớn được phân bổ ở cả hai nửa bán cầu. Do đó, các nước này sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ, lực lượng sản xuất và cả khả năng tiêu thụ cực lớn.

Thay đổi vai trò và lợi ích

Nhiều quốc gia trong số các cường quốc tầm trung đang nhanh chóng tách rời các ưu tiên và chính sách an ninh đã có từ lâu, như được thể hiện gần đây trong Chiến lược An ninh Quốc gia của Nhật, Đánh giá Chiến lược Quốc phòng của Úc và Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hàn Quốc, theo Asia Times.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trong trang phục trắng) cùng các nhà lãnh đạo nhóm 7 nền kinh tế hàng đầu tại hội nghị thượng đỉnh ở Nhật vào tháng 5. Ảnh: ANI

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trong trang phục trắng) cùng các nhà lãnh đạo nhóm 7 nền kinh tế hàng đầu tại hội nghị thượng đỉnh ở Nhật vào tháng 5. Ảnh: ANI

Những sáng kiến này đã phát triển hơn nhiều so với những chính sách đưa ra vào đầu những năm 2010. Trong kỷ nguyên mới, các chiến lược của cường quốc tầm trung đã tái tập trung vào vai trò của cường quốc theo 3 cách riêng biệt.

Đầu tiên, các cường quốc tầm trung rất nhạy cảm với những thay đổi trong cán cân quyền lực. Các nước này sử dụng các nỗ lực bên trong và bên ngoài để đóng góp vào thế cân bằng của mình. Họ cũng đang tham gia cuộc chạy đua vũ trang khu vực, tìm cách tăng cường khả năng quân sự.

Thứ hai, các nước này đang đang tập trung hơn vào quyền lực và bảo vệ lợi ích quốc gia. Đáng chú ý nhất, các cường quốc bậc trung ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương từ Ấn Độ đến Indonesia đã ủng hộ việc xây dựng và khẳng định một trật tự dựa trên luật lệ, tự bảo vệ mình khỏi chính sách của các cường quốc lớn.

Thứ ba, các cường quốc tầm trung vẫn duy trì quan tâm trong việc xây dựng liên minh, trong đó đẩy mạnh liên kết với một cường quốc, và tập trung vào một chương trình nghị sự chiến lược được xác định rõ ràng.

Một ví dụ minh họa là Úc đã đầu tư nhiều hơn vào các cơ chế do Mỹ đứng đầu như Liên minh AUKUS, Đối thoại An ninh Tứ giác (“QUAD”) và Đối thoại Chiến lược ba bên, hơn là vào MIKTA (nhóm đa phương giữa các nước tầm trung gồm Mexico, Indonesia, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Úc).

Bài học từ sự trỗi dậy của cường quốc tầm trung

Sự hồi sinh của chính trị quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc không có nghĩa là các cường quốc tầm trung không còn liên quan, mà chỉ là vai trò và lợi ích của các nước này đã thay đổi. Sự dịch chuyển cán cân quyền lực từ bá quyền và lưỡng cực sang đa cực của các cường quốc tầm trung có thể sẽ quyết định đường nét của trật tự kinh tế thế giới mới, đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, cởi mở, an toàn và mang tính bao trùm hơn.

Theo tờ The National, bài học cho các cường quốc vừa và mạnh ở các khu vực khác trên thế giới, đặc biệt là ở Trung Đông, là khéo léo vun đắp và cân bằng quan hệ với Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga. Trong một môi trường địa chính trị ngày càng bất ổn, đa liên kết đang được chứng minh là cách tốt nhất.

Trong khi đó, thế giới đang hướng tới chủ nghĩa đa phương. Giờ đây, trong một thế giới đa cực, các cường quốc bậc trung không liên kết dần có tiếng nói trong việc xây dựng các quy tắc và có khả năng đưa ra các điều khoản. Chính vì thế, những nước đã hoặc muốn trở thành cường quốc lớn, sẽ phải học cách tôn trọng và lôi kéo các cường quốc tầm trung và hỗ trợ nền kinh tế từ họ thay vì mong đợi họ phải khuất phục trước sức mạnh kinh tế và quân sự, theo The Print.

Nguồn: [Link nguồn]

Cạnh tranh với Trung Quốc, Mỹ sẽ ký thoả thuận chiến lược với hai đảo quốc Thái Bình Dương

Mỹ sẽ ký thoả thuận chiến lược mới với hai đảo quốc Palau và Micronesia trong đầu tuần tới, và hy vọng tiếp theo có thể ký thoả thuận tương tự với Quần đảo Marshall,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo ÂN VY ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN