Sự trở lại của cựu Thủ tướng Anh Cameron và hàm ý với Trung Đông

Sự trở lại bất ngờ của cựu Thủ tướng Anh David Cameron trong bối cảnh xung đột giữa Israel và Hamas ở Dải Gaza và các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine ở London đặt ra những câu hỏi về chính sách của Anh đối với Trung Đông.

Cựu Thủ tướng David Cameron vừa được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Anh. (Ảnh: Reuters)

Cựu Thủ tướng David Cameron vừa được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Anh. (Ảnh: Reuters)

Ông Cameron từng gọi Dải Gaza là một “trại tù” và ủng hộ giải pháp hai nhà nước cho Israel và Palestine. Tuy nhiên, ông cũng là người ủng hộ Israel mạnh mẽ. Ngày 9/10, khi Israel tuyên bố phong tỏa hoàn toàn Dải Gaza và triển khai đợt tấn công mạnh mẽ để đáp trả Hamas, chính trị gia 57 tuổi lên tiếng ủng hộ Israel.

“Tôi ủng hộ hoàn toàn Israel vào thời điểm thách thức nhất này và hoàn toàn đồng ý với sự ủng hộ rõ ràng và kiên định của Thủ tướng và Chính phủ Anh”.

Hàng trăm ngàn người biểu tình tham gia cuộc tuần hành ở London cuối tuần qua để thể hiện tình đoàn kết với Palestine.

Thủ tướng Rishi Sunak hôm qua (13/11) sa thải Bộ trưởng Nội vụ Suella Braverman, sau khi bà chê cảnh sát quá nhẹ tay với những người biểu tình ủng hộ Palestine và đưa ra những phát biểu bị cho là “kích động”.

Thủ tướng Sunak thay thế bà Braverman bằng Ngoại trưởng James Cleverly và bổ nhiệm ông Cameron vào vị trí của ông Cleverly.

Ben Whitham, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Trường Nghiên cứu phương Đông và châu Phi tại London, cho rằng dù ông Cameron sẽ đưa ra những phát biểu ôn hòa hơn về tình hình Trung Đông, nhưng ông sẽ không ủng hộ Palestine trong cuộc xung đột hiện nay.

“Cũng như bất kỳ chính trị gia Bảo thủ cấp cao nào, ông ấy sẽ đứng về phía Israel và ủng hộ Israel tấn công ở Dải Gaza”, GS Whitham nói với Al Jazeera.

Nhà nghiên cứu này cho rằng việc bổ nhiệm ông Cameron là để “hàn gắn những chia rẽ trong đảng Bảo thủ”.

“Ông ấy có những mối quan hệ mạnh mẽ với các đối tác kinh tế chiến lược ở Trung Đông”, trong đó có quan hệ cá nhân thân thiết với nhà lãnh đạo thực tế của Ả-rập Xê-út”, GS Whitman nói.

Trong nhiệm kỳ thủ tướng từ năm 2010 - 2016, ông Cameron chỉ trích các khu tái định cư “trái pháp luật” của Israel ở Bờ Tây và phong tỏa Dải Gaza. “Dải Gaza không thể tiếp tục là một trại tù”, ông Cameron nói trong chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ năm 2010.

Tuy nhiên, khi người Palestine ở Dải Gaza được hưởng thời gian yên bình từ lệnh ngừng bắn tạm thời sau đợt dội bom dữ dội vào vùng đất này năm 2014, đảng của ông Cameron gạt bỏ lời kêu gọi phải xem lại giấy phép xuất khẩu vũ khí cho Israel nếu giao tranh tái diễn.

Báo Israel Haaretz dẫn việc này làm lý do để khẳng định ông Cameron là một trong những thủ tướng Anh ủng hộ Israel nhất.

“Theo nhiều cách, ông ấy nhìn Trung Đông theo cách tương tự (Thủ tướng Israel Benjamin) Netanyahu”, Haaretz đánh giá.

Theo GS Whitham, quan hệ cá nhân của ông Cameron với lãnh đạo Ả-rập xê-út đóng vai trò quyết định trong việc đưa ông trở lại chính trường. Ông Cameron là một trong số ít lãnh đạo, cùng với cựu Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro và cựu cố vấn tổng thống Mỹ Jared Kushner, đến Ả-rập Xê-út năm 2019 để dự thượng đỉnh “Davos sa mạc”.

Ông Cameron ủng hộ sử dụng sức mạnh quân sự của Anh để đánh bại những nhóm bị coi là “khủng bố” ở Trung Đông. Năm 2014, khi IS thành lập “nhà nước Hồi giáo” ở Iraq và Syria, ông cảnh báo rằng phương Tây đang đối mặt với một nhà nước cực đoan ở Địa Trung Hải nếu IS thực hiện mục tiêu thành công.

Chính phủ của ông Cameron đồng ý mở rộng không kích từ Iraq sang Syria, sau khi đã bỏ phiếu ủng hộ mở chiến dịch tấn công Iraq khi vấn đề này được đưa ra Quốc hội Anh năm 2003.

Năm 2016, ông Cameron từ chức sau nỗ lực thất bại để giữ Anh tiếp tục ở lại Liên minh châu Âu, nhưng chính sách Trung Đông của ông được đánh giá là tiếp tục gây tác động lâu dài ở khu vực.

Nguồn: [Link nguồn]

Anh điều tàu chiến, máy bay đến hỗ trợ Israel

Thủ tướng Anh Rishi Sunak “đã chỉ đạo triển khai các khí tài quân sự của Anh tới phía đông Địa Trung Hải để hỗ trợ Israel, tăng cường sự ổn định trong khu vực và ngăn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tú Linh - Al Jazeera ([Tên nguồn])
Tin tức Anh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN