Sự thay đổi chiến lược của châu Âu khi tập trung gửi vũ khí tác chiến tầm gần cho Ukraine
Châu Âu đang chuyển hướng hỗ trợ Ukraine bằng các loại vũ khí đơn giản nhưng hiệu quả cao trong chiến đấu tầm gần, thay vì chỉ tập trung vào khí tài công nghệ cao.
Xe bọc thép Marder là một trong số các vũ khí được Đức tích cực gửi cho Ukraine. Ảnh: Kyiv Post.
Trong bối cảnh chiến sự tại Ukraine tiếp tục căng thẳng, nhiều quốc gia châu Âu đang thay đổi cách thức hỗ trợ quân sự cho Kyiv. Thay vì ưu tiên các loại vũ khí tối tân và tốn kém, châu Âu ngày càng tập trung viện trợ các hệ thống vũ khí giá rẻ, dễ sản xuất và có hiệu quả thực tiễn cao trong chiến đấu cự ly gần với Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healy cho biết gói viện trợ mới trị giá khoảng 580 triệu USD, được Anh và Na Uy đồng tài trợ, sẽ bao gồm “hàng trăm nghìn” máy bay không người lái UAV, mìn chống tăng và xe chiến đấu được sản xuất tại Ukraine. Trong đó, Anh đóng góp 456 triệu USD.
“Gói vũ khí mới sẽ tăng cường hỗ trợ Ukraine trong giao tranh ở tiền tuyến”, ông Healy cho biết.
Chiến thuật phổ biến hiện nay là quân đội Ukraine sẽ chờ các đoàn xe bọc thép Nga sa vào bãi mìn, sau đó triển khai các UAV tấn công liên tục. Bộ Quốc phòng Ukraine đặt mục tiêu đưa vào biên chế 4,5 triệu UAV trong năm 2025, với nguồn tài chính đến từ ngân sách nhà nước, quỹ viện trợ quốc tế và đóng góp của người dân.
Ngoài Anh, Hà Lan cũng thông báo tài trợ 568 triệu USD để mua UAV cho Ukraine. Tổng ngân sách hỗ trợ quân sự của Hà Lan trong năm 2025 là hơn 2,2 tỷ USD. Đức – nhà tài trợ lớn thứ hai của Ukraine sau Mỹ – đang đẩy mạnh viện trợ UAV, hệ thống phòng không Iris-T.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius xác nhận Berlin sẽ gửi thêm 4 hệ thống phòng không Iris-T cùng 300 tên lửa, hàng loạt radar giám sát, pháo, UAV trinh sát.
Liên minh cũng thúc đẩy dự án hợp tác sản xuất pháo tự hành Bohdana ngay tại Ukraine với sự hỗ trợ của Đan Mạch. Tổng thống Zelensky ca ngợi mô hình này giúp Ukraine trở thành “nhà sản xuất pháo lớn nhất thế giới chỉ trong chưa đầy một năm”.
Tính đến nay, hơn 30 quốc gia đã đóng góp gần 130 tỷ USD hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Đức cam kết cung cấp 30 tỷ USD, chỉ đứng sau Mỹ với 61 tỷ USD. Tuy nhiên, việc Mỹ cắt giảm viện trợ, đặc biệt là hệ thống phòng thủ Patriot, đang khiến Ukraine đối mặt với nguy cơ thiếu năng lực phòng thủ tên lửa đạn đạo.
Ông Zelensky cảnh báo rằng việc Mỹ ngừng cung cấp Patriot là mối đe dọa lớn nhất đối với hệ thống phòng không của Ukraine hiện nay. Để bù đắp, Đức thông báo sẽ chuyển 30 tên lửa Patriot từ kho dự trữ quốc gia sang cho Kyiv.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine một cách vững chắc,” Bộ trưởng Pistorius khẳng định.
Điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin và Đặc phái viên của tổng thống Mỹ về Trung Đông Steve Witkoff đã thảo luận “các khía cạnh liên...
Nguồn: [Link nguồn]
-12/04/2025 10:52 AM (GMT+7)