Sự thật về công việc của mật vụ bảo vệ tổng thống Mỹ

Nhiều người thường hình dung mật vụ Mỹ là những người mặc vest đen, đeo kính râm, đứng xung quanh tổng thống. Nhưng đó chỉ là một phần nhỏ của đội quân này.

Sự thật về công việc của mật vụ bảo vệ tổng thống Mỹ - 1

Các mật vụ bảo vệ Tổng thống Trump ở Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang có mặt tại Hà Nội để tham dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un.

An ninh luôn được thắt chặt tại những nơi hai nhà lãnh đạo đến. Ấn tượng nhất là đội mật vụ dày đặc bao quanh. 

Mật vụ Mỹ nổi tiếng khắp thế giới là những “lá chắn sống” cho tổng thống với khả năng nhạy bén trước những các mối nguy hiểm xung quanh.

Nhưng không phải ai cũng biết về bản chất công việc của mật vụ Mỹ hay những hy sinh của họ.

Nhà biên kịch người Mỹ Ken Miyamoto từng có một bài viết chi tiết về đặc thù công việc của mật vụ Mỹ.

Miyamoto nói một người bạn làm cựu mật vụ đã tiết lộ cho ông những thông tin ít người biết.

Sự thật về công việc của mật vụ bảo vệ tổng thống Mỹ - 2

Các mật vụ bảo vệ Tổng thống Trump ở Mỹ

Khi nghe thấy từ mật vụ Mỹ, hầu hết mọi người nghĩ về những người đàn ông mặc vest đen và đeo kính râm bảo vệ Tổng thống Mỹ.

Nhưng thực tế đó chỉ là một nhóm nhỏ của Sở Mật vụ Mỹ, theo bạn của Miyamoto. Hầu hết các đặc vụ trong sở đều không có nhiệm vụ bảo vệ tổng thống. Thậm chí, nhiều người còn không có nhiệm vụ bảo vệ bất kỳ ai.

Các đặc vụ của Sở Mật vụ Mỹ được chia làm hai nhóm chính, thực hiện hai nhiệm vụ khác nhau:

Nhiệm vụ bảo vệ: Cung cấp sự bảo vệ cho tổng thống, phó tổng thống, cựu tổng thống, nguyên thủ quốc gia nước ngoài, ứng cử viên tổng thống và phó tổng thống chính…

Nhiệm vụ điều tra: Điều tra và thực thi pháp luật với nhiều kiểu tội phạm như giả mạo, gian lận tổ chức tài chính, gian lận máy tính và viễn thông, rửa tiền…

Phần lớn các mật vụ có liên quan đến công việc điều tra. Một số người phải làm việc ngầm.

Bạn của Miyamoto nói lịch làm việc của những người làm nhiệm vụ bảo vệ thường thay đổi. Đôi khi một mật vụ làm 60 ngày liên tục, sau đó nghỉ 30 ngày. Đôi khi nhiều hơn. Nhiệm vụ bảo vệ tổng thống có khả năng kéo dài hơn nhiều, đòi hỏi các mật vụ xa nhà lâu hơn.

Sự thật về công việc của mật vụ bảo vệ tổng thống Mỹ - 3

Các mật vụ làm nhiệm vụ bảo vệ đôi khi phải làm việc 60 ngày liên tục

Theo bạn của Miyamoto cũng như theo trang web chính thức của Sở Mật vụ Mỹ, tính từ năm 2010, mức lương khởi điểm của mật vụ là 43.964 -  74.891 USD/năm.

Khoản lương làm ngoài giờ cho lực lượng thực thi pháp luật (LEAP) 25% sẽ được bổ sung tại địa phương công tác.

Nếu làm văn phòng, các đặc vụ thường làm việc 40 tiếng/tuần (ví dụ 9h00 sáng – 5h30 chiều), từ thứ 2 đến thứ 6. Do nhận được LEAP, các đặc vụ thường làm thêm trung bình hai giờ mỗi ngày.

Trong một số nhiệm vụ nhất định, số giờ làm việc của các mật vụ sẽ thay đổi, ví dụ như điều tra tội phạm hay được chỉ định cho nhiệm vụ bảo vệ.

Nhân viên tập sự phải hoàn thành Chương trình đào tạo điều tra viên hình sự cơ bản kéo 10 tuần và chương trình đào tạo cơ bản đặc vụ 17 tuần, theo bạn của Miyamoto.

Nếu không vượt qua một trong hai chương trình đào tạo, người đó sẽ phải rời Sở Mật vụ Mỹ.

Nhìn chung, việc làm mật vụ Mỹ là một cam kết rất lớn, chưa nói đến việc sẽ phải mạo hiểm tính mạng.

Ngay cả sau khi rời khỏi Sở Mật vụ, bạn của Miyamoto vẫn bị gọi đi làm.

Vào ngày 11.9.2001, vợ của cựu mật vụ nhận được một cuộc gọi số lạ. Người ở đầu dây bên kia xin số hiệu mật vụ của người đàn ông và các thông tin tương tự. Mặc dù đã nghỉ ở Sở Mật vụ, anh suýt nữa phải quay trở lại làm việc trong thảm họa khủng bố 11.9.

Lịch trình của mật vụ rất bất thường. Khi nhận được thông báo bất ngờ, mật vụ sẽ phải có mặt tại một tiểu bang khác, một quốc gia khác, hoặc thậm chí là tàu sân bay.

Đội siêu mật vụ ”hầm hố” khác mật vụ mặc vest quanh ông Trump thế nào?

Các đặc vụ thuộc Đội Chống Tấn Công (CAT) được trang bị vũ khí hạng nặng với nhiệm vụ tập trung vô hiệu hóa mối...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trà My - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Donald Trump Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN