Sự thật về Chu Bá Thông - người coi khinh Giáng long thập bát chưởng trong truyện Kim Dung

Trong kiếm hiệp Kim Dung, võ công của “Lão Ngoan Đồng” Chu Bá Thông hầu hết xuất phát từ Vương Trùng Dương – người sáng lập Toàn Chân giáo. Tuy nhiên, Chu Bá Thông chỉ nhận Vương Trùng Dương là sư huynh chứ không bao giờ gọi hai tiếng “sư phụ”. Tình tiết khiến nhiều độc giả thắc mắc này thực ra có liên quan đến thân thế lịch sử của Chu Bá Thông.

Chu Bá Thông – nhân vật có võ công thuộc hàng mạnh nhất kiếm hiệp Kim Dung (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Chu Bá Thông – nhân vật có võ công thuộc hàng mạnh nhất kiếm hiệp Kim Dung (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

“Lão Ngoan Đồng” Chu Bá Thông là nhân vật được miêu tả là sở hữu võ công tuyệt đỉnh trong kiếm hiệp Kim Dung. Dù tuổi tác thuộc hàng lớn nhất bộ truyện, Chu Bá Thông lại có tính tình cổ quái, tinh nghịch như trẻ con, vì vậy ông được giang hồ đặt biệt danh là “Lão Ngoan Đồng” (ông già mà quậy như con nít).

Mỗi lần xuất hiện, Chu Bá Thông lại bày ra những trò đùa tai quái, gây cười cho độc giả. Ông cũng là người thân thiện, luôn giúp đỡ người khác và trừng trị kẻ xấu bằng võ công của mình. Chu Bá Thông vì vậy để lại ấn tượng sâu sắc và là một trong những nhân vật được yêu mến nhất trong truyện Kim Dung.

Trong tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu, Chu Bá Thông được giới thiệu là sư đệ của Vương Trùng Dương, sư thúc của nhóm Toàn Chân thất tử. Ông cũng được miêu tả là “con nghiện” võ thuật, rất say mê nghiên cứu các môn võ công. Chu Bá Thông nổi tiếng với bộ Song thủ hỗ bác do chính ông sáng tạo.

Môn võ kỳ dị (hai tay trái phải vừa giúp nhau, vừa đánh nhau, sử dụng các thế võ hoàn toàn khác nhau) này được Chu Bá Thông truyền lại cho Quách Tĩnh và Tiểu Long Nữ. Theo Chu Bá Thông, chỉ những người có đầu óc thực sự vô tư, trong sáng mới có thể luyện được môn tuyệt kỹ này.

Sau khi Vương Trùng Dương mất, bộ Cửu âm chân kinh được giao cho Chu Bá Thông cất giữ. Tuy nhiên, vì mải chơi, Chu Bá Thông đã để lọt bí kịp võ công khiến giang hồ đổ máu vào tay Hoàng Dược Sư.

Chu Bá Thông tính tính ngây thơ như trẻ con, thích bày trò nghịch ngợm (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Chu Bá Thông tính tính ngây thơ như trẻ con, thích bày trò nghịch ngợm (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Khi lên đảo Đào Hoa để đòi lại Cửu âm chân kinh, Chu Bá Thông bị Hoàng Dược Sư đánh gãy chân, nhốt trong trận pháp suốt 15 năm. Ở đảo Đào Hoa, Chu Bá Thông đã gặp và chỉ dạy cho Quách Tĩnh các môn võ công tuyệt đỉnh như Không Minh quyền, Song thủ hỗ bác và đặc biệt là Cửu âm chân kinh. Ông cũng vì vậy mà vô tình luyện thành Cửu âm chân kinh – điều Vương Trùng Dương nghiêm cấm.

Mặc dù đem tuyệt học cả đời ra truyền dạy, Chu Bá Thông cũng chỉ nhận Quách Tĩnh là huynh đệ chứ không phải học trò. Trong tác phẩm Thần điêu hiệp lữ, Chu Bá Thông có một đệ tử là Gia Luật Tề. Tuy nhiên do càng lớn Gia Luật Tề càng nghiêm túc, không chịu chơi đùa nên Chu Bá Thông nổi giận, cấm không cho gọi mình là sư phụ.

Người khiến Chu Bá Thông sợ nhất là Anh Cô, ái phi của Nam Đế Đoàn Trí Hưng, từng “vụng trộm” với Lão Ngoan Đồng. Dù có một người con trai với Anh Cô, nhưng Chu Bá Thông chỉ xem mối tình với nàng là chơi đùa. Mỗi lần gặp lại Anh Cô, Chu Bá Thông đều bỏ chạy. Chu Bá Thông cho rằng nếu không vì mối tình với Anh Cô, ông đã không mất thân “đồng tử” và có thể luyện được Đồng tử công, dễ dàng đánh bại Hoàng Dược Sư.

Trong kỳ Hoa Sơn luận kiếm lần thứ 3 (lần cuối cùng trong truyện Kim Dung), Chu Bá Thông được bầu làm người cõ võ công giỏi nhất, biệt hiệu “Trung Ngoan Đồng”. Tuy nhiên, trong lần luận kiếm này, những nhân vật tham gia như Đông Tà (Hoàng Dược Sư), Nam Đế (Đoàn Trí Hưng), Tây Cuồng (Dương Quá), Bắc Hiệp (Quách Tĩnh) và Chu Bá Thông chỉ so hiểu biết về võ công chứ không giao chiến.

Chu Bá Thông là người duy nhất chỉ ra được hạn chế của Giáng long thập bát chưởng (tranh: Sina)

Chu Bá Thông là người duy nhất chỉ ra được hạn chế của Giáng long thập bát chưởng (tranh: Sina)

Trong suốt các tác phẩm kiếm hiệp Kim Dung, Chu Bá Thông không có trận quyết chiến sinh tử nào nhưng vẫn được đánh giá là có võ công mạnh bậc nhất. Ông gây ấn tượng đặc biệt với độc giả khi là người duy nhất chê bai Giáng long thập bát chưởng – môn võ công làm nên tên tuổi của những nhân vật như Tiêu Phong, Hồng Thất Công, Quách Tĩnh.

Theo Chu Bá Thông, Giáng long thập bát chưởng chỉ có thể coi là môn võ công lợi hại chứ không thể thuộc hàng tuyệt kỹ võ lâm. Bằng chứng là môn võ này chỉ có 18 chưởng, luyện hết thì không thể thăng tiến được nữa. Đặc biệt, Giáng long thập bát chưởng chỉ có thể được truyền cho những người có thể chất mạnh mẽ, chú trọng nội công còn chiêu thức thì đơn giản tầm thường. Nếu một người không có sức mạnh như Hoàng Dung (vợ Quách Tĩnh) mà học Giáng long thập bát chưởng thì xem như vô dụng.

Chu Bá Thông cho rằng nếu đem Giáng long thập bát chưởng so với Tiên Thiên công của phái Toàn Chân thì chẳng khác nào “một trời một vực”, bởi Tiên Thiên công có luyện cả đời cũng không đạt tới cảnh giới cuối cùng. Vương Trùng Dương – người sở hữu võ công vô địch thiên hạ trong truyện Kim Dung – dù sáng tạo ra Tiên Thiên công cũng không thể chinh phục tầng cao nhất của môn võ này.

Mối hận tình với Chu Bá Thông khiến Anh Cô một đêm bạc trắng tóc (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Mối hận tình với Chu Bá Thông khiến Anh Cô một đêm bạc trắng tóc (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Cả đời Chu Bá Thông chỉ khâm phục võ công của một người duy nhất là Vương Trùng Dương. Theo kiếm hiệp Kim Dung, Chu Bá Thông là đứa trẻ mồ côi, được Vương Trùng Dương nhận nuôi và truyền võ công cho. Tuy nhiên, Lão Ngoan Đồng chỉ gọi Vương Trùng Dương là sư huynh. Điều này khiến nhiều độc giả đặt câu hỏi, liệu Chu Bá Thông và Vương Trùng Dương còn học võ từ một vị cao nhân nào khác?

Theo giải thích của Kim Dung, Vương Trùng Dương chỉ có thể là sư huynh của Chu Bá Thông bởi quan hệ thực tế trong lịch sử giữa 2 người giống bạn tâm giao hơn là thầy trò. Cuốn Trung Quốc Đạo giáo sử khẳng định, Vương Trùng Dương chỉ có 7 đồ đệ là nhóm Toàn Chân thất tử mà thôi.

Theo Toàn thư lịch sử Trung Quốc, Chu Bá Thông (1128 – 1228) là nhân vật có thật sống vào thời Bắc Tống. Ông là người có nhiều đóng góp giúp Vương Trùng Dương sáng lập và phát triển Toàn Chân giáo.

Năm 1163, Vương Trùng Dương rời khỏi núi Chung Nam và bắt đầu hành trình truyền giáo khắp Trung Quốc. Ông chọn Thanh Đảo, Sơn Đông - nơi xuất hiện nhiều huyền thoại về các vị tiên trong Đạo giáo làm điểm đến đầu tiên. Người dân ở đây cũng rất sùng bái đạo sĩ. Cũng tại Sơn Đông, Vương Trùng Dương đã thu nạp 7 người thuộc nhóm Toàn Chân thất tử.

Tuy nhiên, phải mãi tới tháng 4.1169, trong một lần về thăm lại Sơn Đông, Vương Trùng Dương mới gặp Chu Bá Thông – người giàu có bậc nhất ở Ninh Hải (Sơn Đông, Trung Quốc).

Để tỏ lòng ngưỡng mộ Vương Trùng Dương, Chu Bá Thông đã xây dựng một ngôi đền lớn có tên Kim Liên Đường. Ông mời Vương Trùng Dương cùng các đệ tử tới nơi này đàm đạo và tổ chức các buổi thuyết giảng về đạo giáo.

Tháng 8 cùng năm, Vương Trùng Dương thành lập Tam giáo Kim Liên hội – một chi nhánh lớn của Toàn Chân giáo ở Sơn Đông – và giao cho Chu Bá Thông quản lý. Chu Bá Thông cũng hiến luôn Kim Liên Đường cho Toàn Chân giáo và tài trợ toàn bộ chi phí ăn ở, truyền giáo của Vương Trùng Dương cùng các đệ tử.

Theo Wenshigu, chỉ trong vài tháng ở Kim Liên Đường, Vương Trùng Dương đã liên tục thi triển “phép lạ”, khiến các tín đồ ngưỡng mộ và đua nhau đăng ký tham gia Tam giáo Kim Liên hội.

Không có tài liệu lịch sử nào ghi chép về việc Vương Trùng Dương truyền thụ võ nghệ cho Chu Bá Thông hay cho rằng Lão Ngoan Đồng là một đạo sĩ.

Theo Wenshigu, 2 người nhiều khả năng chỉ xem nhau như những người bạn tri kỷ và Chu Bá Thông chỉ đơn giản là một người hâm mộ Đạo giáo, giữ vai trò quản lý Tam giáo Kim Liên hội cho Vương Trùng Dương mà thôi. Có lẽ cũng chính vì điểm này mà trong truyện Kim Dung, Vương Trùng Dương không nhận Chu Bá Thông làm đệ tử và trên màn ảnh, Chu Bá Thông cũng chưa bao giờ mặc y phục đạo sĩ như nhóm Toàn Chân thất tử.

Cả trong tiểu thuyết lẫn lịch sử, Chu Bá Thông đều một lòng kính trọng Vương Trùng Dương (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Cả trong tiểu thuyết lẫn lịch sử, Chu Bá Thông đều một lòng kính trọng Vương Trùng Dương (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Vậy tại sao Chu Bá Thông không phải đạo sĩ nhưng vẫn được giữ vai trò quản Tam giáo Kim Liên hội?

Thứ nhất, Chu Bá Thông là người giàu có bậc nhất ở Ninh Hải, có địa vị xã hội và có ảnh hưởng nhất định tới quần chúng. Ông có thể giúp Vương Trùng Dương thu hút nhiều tín đồ cho Toàn Chân giáo.

Thứ hai, Chu Bá Thông có khả năng tổ chức và quản lý tài chính cho Tam giáo Kim Liên hội. Trên màn ảnh, các đạo sĩ của phái Toàn Chân thỏa sức tung hoành võ lâm, hành hiệp trượng nghĩa cứu người mà chẳng khi nào phải lo đến chuyện tiền bạc. Tuy nhiên trong lịch sử, Toàn Chân giáo duy trì hoạt động nhờ nguồn tiền đóng góp của các tín đồ và tài trợ của triều đình.

Năm 1957, Chu Bá Thông lần đầu tiên xuất hiện trong tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu do Hương Cảng Thương Báo xuất bản và được đông đảo bạn đọc yêu mến. Cũng từ đây, người ta chỉ biết đến Chu Bá Thông võ công cao cường, tính tình hiếu động, nghịch ngợm mà quên mất vai trò quan trọng của ông trong việc phát triển và đưa Toàn Chân trở thành giáo phái có thế lực lớn bậc nhất lịch sử Trung Hoa.

_____________

Trong kiếm hiệp Kim Dung, Nhất dương chỉ là tuyệt kỹ mạnh và nổi tiếng thuộc hàng bậc nhất. Người phát huy tối đa được sức mạnh của Nhất dương chỉ không ai khác chính là Nam Đế Đoàn Trí Hưng - "tình địch" của Chu Bá Thông. Trong lịch sử, Đoàn Chí Hưng có thật sự là người thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về nhân vật thú vị này trong bài kỳ sau, xuất xuất bản trên mục Thế giới sáng 26.11.2021.

Vương Trùng Dương trong lịch sử liệu có võ công khuất phục cả 4 đại cao thủ võ lâm?

Trong kiếm hiệp Kim Dung, Vương Trùng Dương sở hữu võ công vô địch thiên hạ khi dễ dàng đánh bại cả 4 đại cao thủ là...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – tổng hợp ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN