Sự thật về bức ảnh đội Mật vụ Mỹ cười sau khi ông Trump bị bắn

Bức ảnh cho thấy nhóm nhân viên Mật vụ Mỹ cười khi họ đang che chắn cho cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi ông bị bắn sượt vào tai lan truyền rất nhanh trên mạng xã hội.

Bức ảnh cho thấy các nhân viên Mật vụ Mỹ đang cười được xác định là ảnh chỉnh sửa.

Bức ảnh cho thấy các nhân viên Mật vụ Mỹ đang cười được xác định là ảnh chỉnh sửa.

Một bức ảnh khác cũng được lan truyền trên mạng xã hội X kèm chú thích: “Trump đang cười” khi sống sót sau vụ ám sát.

Theo Reuters, cả hai bức ảnh này đều bị chỉnh sửa.

Bức ảnh gốc do phóng viên ảnh Evan Vucci của AP chụp cho thấy ông Trump khi đó không cười. Ông nhìn lên với khuôn mặt nghiêm trọng, khi các nhân viên an ninh đang che chở cho ông.

Vucci cũng chụp bức ảnh nhóm nhân viên an ninh vây quanh ông Trump. Ảnh gốc cho thấy không ai trong số họ cười.

Những bức ảnh của Reuters chụp khoảnh khắc đó cũng không cho thấy ông Trump hay đội mật vụ cười sau khi xảy ra vụ nổ súng.

Bức ảnh do phóng viên Reuters chụp cho thấy nhóm nhân viên Mật vụ Mỹ không cười sau khi ông Trump bị bắn.

Bức ảnh do phóng viên Reuters chụp cho thấy nhóm nhân viên Mật vụ Mỹ không cười sau khi ông Trump bị bắn.

Ngay sau khi xảy ra vụ ám sát hụt mà nghi phạm được xác định là Thomas Matthew Crooks, 20 tuổi, gây ra, nhiều thuyết âm mưu lan truyền trên các trang mạng xã hội ở Mỹ và khắp thế giới.

Khi động cơ của nghi phạm chưa được xác định, các thuyết âm mưu tiếp tục được lan truyền.

Ngay sau vụ việc, từ khóa “dàn dựng” lập tức trở thành chủ đề xu hướng nhiều thứ hai trên mạng xã hội X, với hơn 2,28 triệu bài đăng sử dụng từ khóa này.

Ngày 15/7, ông Dmitri Mehlhorn, cố vấn của một nhà tài trợ lớn của đảng Dân chủ lên tiếng xin lỗi vì gợi ý khả năng vụ bắn ông Trump bị dàn dựng.

Chiến lược gia Dmitri Mehlhorn của đảng Dân chủ là cố vấn của tỷ phú Reid Hoffman, người đồng sáng lập nền tảng mạng xã hội LinkedIn và cũng là nhà tài trợ lớn của các ứng viên đảng Dân chủ.

Trong bối cảnh các thuyết âm mưu nở rộ, lãnh đạo của cả đảng Dân chủ và Cộng hòa, trong đó có ông Trump và Tổng thống Joe Biden, kêu gọi cả nước đoàn kết và bình tĩnh.

Trang Semafor đưa tin, trong email gửi đến một số nhà báo và người ủng hộ, ông Mehlhorn trước đó nói rằng có khả năng “vụ bắn súng này được khuyến khích và có thể được dàn dựng để ông Trump có các bức ảnh và hưởng lợi từ phản ứng của dư luận”.

Steven Sandford – thanh niên người Anh – đã lên kế hoạch ám sát ông Trump suốt một năm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Giang ([Tên nguồn])
Ông Trump bị bắn vào tai Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN