Sự sống trên sao Hỏa bị xóa sổ bởi đại hồng thủy?
Chuyên gia nhận định sự sống từng tồn tại trên sao Hỏa cho tới khi bị xóa sổ bởi một trận đại hồng thủy.
Ảnh chụp cho thấy nước sông từng tràn bờ, gây lũ lụt trên sao Hỏa.
Trong một nghiên cứu năm 2017, hai nhà khoa học Robert Craddock và Ralph Lorenz khẳng định sự thay đổi trong áp suất không khí đã khiến các con sông trên sao Hỏa tràn bờ, gây ra lũ lụt trên quy mô toàn hành tinh.
Khi sao Hỏa mới hình thành vào khoảng 4,5 tỷ năm trước, áp suất trên hành tinh này có thể cao gấp 4 lần áp suất trên Trái đất hiện tại, khiến kích cỡ của các hạt mưa rất nhỏ. Sau hàng triệu năm, khi áp suất trên hành tinh đỏ giảm dần, các hạt mưa trở nên to hơn và đủ nặng để cắt vào bề mặt đất và làm thay đổi các miệng hố trên sao Hỏa.
Một nghiên cứu năm 2014 của NASA cũng tìm thấy “một phát hiện mang tính cách mạng” về lịch sử của hành tinh đỏ. Theo đó, các vùng đất trũng trên sao Hỏa là kết quả của những tác động vô cùng lớn. Dấu tích của một trận đại hồng thủy thời cổ đại cũng có thể thấy rõ trên các bức ảnh vệ tinh NASA thu thập được.
Hình ảnh cho thấy sao Hỏa từng có mưa.
“Ngày nay, nhiệt độ trên sao Hỏa quá thấp để nước có thể chảy thành dòng. Tuy nhiên vào thời sơ khai, các hoạt động địa chất và núi lửa đã khiến magma nóng phun trào, làm tan chảy băng dưới bề mặt. Việc này làm sinh ra lượng lớn nước làm ngập toàn bộ bề mặt hành tinh”, ông Craddock phân tích.
Các hình ảnh của NASA cũng cho thấy một vụ nổ tại khu vực núi lửa Tharsis trên sao Hỏa, gây ngập lụt trên diện rộng.
So sánh với một hành tinh khô cằn như hiện nay, sao Hỏa thời cổ đại có thể có nước và ấm hơn nhiều. Một đại dương lớn có thể đã bao phủ khu vực bán cầu Bắc của hành tinh này.
Nước là điều kiện cần thiết cho sự sống. Do đó, các nhà khoa học nhận định sự sống có thể từng tồn tại trên sao Hỏa cho tới khi bị trận đại hồng thủy xóa sổ.
Nghiên cứu mới của Mỹ tuyên bố sự sống của Sao Hỏa có thể tồn tại trong các hồ nước mặn ngầm: đó là vô số loài...