Điều kỳ lạ đến kinh ngạc ở “cổng địa ngục” khắc nghiệt nhất thế giới

Vùng lõm Danakil tại Ethiopia có một trong những khí hậu khắc nghiệt nhất Trái Đất. Nhưng ngay cả ở đây, sự sống vẫn có cách sinh tồn.

Điều kỳ lạ đến kinh ngạc ở “cổng địa ngục” khắc nghiệt nhất thế giới - 1

Mặt đất khô cằn nứt nẻ ở vùng lõm Danakil

Trên thế giới có nhiều khu vực đặc biệt được người dân địa phương gọi là “cổng địa ngục”. Mặc dù nằm ở những vùng đất khác nhau, các “cổng địa ngục” đều có một điểm chung là rất kỳ bí.

Nơi khắc nghiệt nhất thế giới

Mặt Trời thiêu đốt đất nứt nẻ, không khí khô nóng hút ẩm khỏi da. Vùng lõm Danakil ở Ethiopia là một trong những nơi nóng nhất, khô nhất và trũng nhất trên hành tinh, theo BBC.

Vùng lõm này nằm ở khu vực Afar, đông bắc Ethiopia. Khí hậu ở đây chỉ có thể được mô tả là “tàn nhẫn”. Nhưng bất chấp điều kiện khắc nghiệt, con người vẫn sống ở đây. Người Afar gọi vùng lõm là quê hương của họ.

Vùng lõm Danakil là một trong những nơi nóng nhất Trái Đất. Nhiệt độ trung bình năm ở đây là 34,4 độ C.

Khu vực quanh núi lửa Dallol tại vùng lõm Danakil là một trong những nơi nóng nhất. Nhiệt độ cao nhất trong ngày ở khu vực này trung bình là 41 độ C, theo trang Geology. Tùy ngày và mùa, nhiệt độ trong ngày còn cao hơn rất nhiều. 

Điều kỳ lạ đến kinh ngạc ở “cổng địa ngục” khắc nghiệt nhất thế giới - 2

Một hồ dung nham ở vùng lõm Danakil

Tệ hơn nữa, vùng lõm Danakil chỉ nhận 100 đến 200 mm mưa mỗi năm. Đây cũng là một trong những nơi trũng nhất hành tinh, thấp hơn mực nước biển 125m.

Kết hợp lại, các yếu tố này làm cho vùng lõm Danakil trở thành một trong những môi trường khắc nghiệt nhất trên thế giới.

Vùng lõm Danakil được gọi là “Cổng địa ngục” vì sức nóng khủng khiếp và mùi lưu huỳnh, axit bốc lên nồng nặc.

Cứ như khí hậu vẫn chưa đủ, địa chất của khu vực này cũng khiến nó trông giống như vùng đất ngoài hành tinh.

Đi bộ xung quanh khu vực, bạn sẽ cảm thấy như mình đang ở trên hành tinh khác. Vùng lõm Danakil có nhiều núi lửa với hồ dung nham sủi bọt, vùng thủy nhiệt (nơi có nhiều suối nước nóng và miệng phun hơi nước) và hồ muối làm lóa mắt.

Điều kỳ lạ đến kinh ngạc ở “cổng địa ngục” khắc nghiệt nhất thế giới - 3

Điều kỳ lạ đến kinh ngạc ở “cổng địa ngục” khắc nghiệt nhất thế giới - 4

Vùng thủy nhiệt, nơi có nhiều suối nước nóng và miệng phun hơi nước

Theo Wikivoyage, vùng lõm Danakil cũng có những khu vực nguy hiểm. Hiện tại chưa có hàng rào hay biển cảnh báo, nhưng du khách được khuyên nên đứng xa các hồ màu sắc và rất đẹp như hồ Dallol vì nó có tính axit.

Sự sống kỳ lạ

Năm 1974, nhà khoa học Donald Johanson và đồng nghiệp đã tìm thấy hóa thạch nổi tiếng của tổ tiên loài người được gọi là Lucy ở vùng lõm Danakil. Hóa thách thuộc về chi vượn người phương nam, dạng vượn người đầu tiên, sinh sống ở khu vực này hơn 3 triệu năm trước.

Nhiều hóa thạch khác của tổ tiên loài người được phát hiện ở đây, khiến một số nhà cổ sinh vật học nghĩ rằng khu vực này là nơi loài người tiến hóa lần đầu tiên. Kết quả là, vùng lõm Danakil thường được gọi là "cái nôi của nhân loại".

Khu vực này cũng được sử dụng để điều tra xem sự sống ngoài hành tinh có thể phát triển như thế nào.

Điều kỳ lạ đến kinh ngạc ở “cổng địa ngục” khắc nghiệt nhất thế giới - 5

Cảnh tượng màu sắc ở vùng lõm Danakil

Các suối nước nóng trong vùng lõm Danakil là nơi sinh sống của vi sinh vật gọi là extremophiles, có khả năng sống trong điều kiện khắc nghiệt.

Các vi sinh vật này là mối quan tâm đặc biệt của các nhà sinh vật học vũ trụ vì chúng có thể giúp giải thích sự sống ngoài Trái Đất.

Bạn có thể nghĩ không ai có thể sống ở đây, nhưng người Afar đã biến nó thành nhà của họ. Trong khi phóng viên của BBC toát mồ hôi dưới ánh mặt trời và khát nước, người Afar trông vẫn rất tuyệt và thoải mái.

Đây là sự tiến hóa do công việc. Cơ thể của họ thích nghi với nhiệt độ và độ khô. Vì vậy, họ cần ít thức ăn và nước hơn hầu hết người khác.

Điều kỳ lạ đến kinh ngạc ở “cổng địa ngục” khắc nghiệt nhất thế giới - 6

Một cánh đồng muối ở vùng lõm Danakil

Người Afar làm muối là chủ yếu. Đối với họ, muối như tiền.

Họ chặt những tảng muối tại hồ muối khổng lồ và đưa chúng ra chợ ở thị trấn Mekele bằng lạc đà và lừa. Công việc di chuyển mất khoảng một tuần đi bộ nhưng người dân chỉ cần một ổ bánh mì nhỏ và một chai nước.

Người Afar cũng rất tốt bụng. Khi thấy phóng viên của BBC mệt nỏi vì nóng, một người làm muối đã cho phóng viên ít bánh mì và nước.

Phóng viên cảm thấy vô cùng cảm động khi biết đây là lượng thức ăn và nước uống cuối cùng của người làm muối. Ông nhận bánh mì và sau đó cho người làm muối ít nước.

Điều kỳ lạ đến kinh ngạc ở “cổng địa ngục” khắc nghiệt nhất thế giới - 7

Điều kỳ lạ đến kinh ngạc ở “cổng địa ngục” khắc nghiệt nhất thế giới - 8

Lạc đà vận chuyển muối ra chợ

Người Afar, với dân số khoảng 3 triệu người, sống cuộc sống cơ bản, theo Wikivoyage. Họ là dân du mục, sống trong lều bằng gỗ có thể di chuyển, chăm sóc đàn gia súc nhỏ gồm dê, lừa và lạc đà.

Con sông duy nhất trong khu vực, Awash, cũng giúp cung cấp sự sống cho người Afar và đàn gia súc của họ.

Awash là một trong những con sông độc đáo nhất thế giới vì nó không chảy ra biển. Nó chảy từ vùng cao nguyên Ethiopia xuống các hồ trong vùng lõm Danakil. Nhưng sức nóng dữ dội khiến tất cả nước chảy vào hồ bốc hơi, để lại hồ muối lớn.

Mặc dù vùng lõm Danakil là nơi khô cằn, con sông vẫn mang lại sự sống bằng nguồn nước và nguồn muối quý giá.

Điều kỳ lạ đến kinh ngạc ở “cổng địa ngục” khắc nghiệt nhất thế giới - 9

Sông Awash giúp cung cấp sự sống cho người Afar và đàn gia súc

Vùng lõm Danakil là phần phía bắc của Tam giác Afar, một vùng lõm địa chất gây ra bởi Afar Triple Junction – nơi giao nhau của ba mảng kiến tạo.

Danakil trải rộng trên biên giới của Eritrea, Djibouti và toàn bộ Vùng Afar của Ethiopia. Nó là một phần của Thung lũng tách giãn Đông Phi vĩ đại.

Thung lũng tách giãn là nơi các mảng kiến tạo của Trái Đất di chuyển ra phía ngoài thung lũng. Ở Thung lũng tách giãn Đông Phi, các mảng kiến tạo di chuyển với tốc độ 1-2cm mỗi năm.

Đây là lý do tại sao vùng lõm Danakil có hồ dung nham, vết nứt trên mặt đất, suối nước nóng và miệng phun hơi nước. Tất cả đều là biểu hiện khi các mảng kiến tạo di chuyển.

Hàng triệu năm sau, các mảng kiến tạo này sẽ di chuyển ra xa đến mức nước Biển Đỏ tràn vào, tạo nên đại dương mới và nhấn chìm vùng lõm Danakil mãi mãi, theo các nhà khoa học.

Cận cảnh sinh vật đóng băng suốt 4 vạn năm ở ”cổng địa ngục”

Con vật được tìm thấy hồi đầu tháng bởi các nhà khoa học nghiên cứu hóa thạch voi ma mút.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trà My - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN