Sử gia, phi công Mỹ nói về B-52 bị Việt Nam bắn rơi: Tổn thất chiến thuật, hệ quả chiến lược

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Đến nay, Việt Nam vẫn là quốc gia duy nhất bắn rơi B-52 trong chiến đấu, một biểu tượng sống động của tinh thần kháng chiến và nghệ thuật phòng không hiện đại. Giáo sư Mark Clodfelter, tác giả cuốn "The Limits of Air Power" (Giới hạn của sức mạnh không quân), đánh giá sự kiện pháo đài bay bị bắn hạ là bước ngoặt trong tư duy chiến lược Mỹ.

Trong lịch sử chiến tranh hiện đại, hiếm có sự kiện nào gây chấn động dư luận quốc tế như việc quân đội Việt Nam bắn rơi pháo đài bay B-52 của Không quân Mỹ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Được mệnh danh là “biểu tượng tối thượng của sức mạnh Không quân Mỹ”, máy bay B-52 từng được coi là bất khả xâm phạm.

Tuy nhiên, vào tháng 12/1972, trong chiến dịch “Linebacker II” của Mỹ (trận “Điện Biên Phủ trên không” trong góc nhìn của phía Việt Nam), quân và dân miền Bắc Việt Nam đã làm nên kỳ tích: Trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới bắn hạ B-52 của Mỹ.

Chiến công này không chỉ mang ý nghĩa quân sự, mà còn là đòn giáng mạnh vào uy thế chiến lược toàn cầu của Mỹ. Nửa thế kỷ sau, các nhà sử học, cựu binh và nhà báo Mỹ vẫn tiếp tục nhìn lại với nhiều suy ngẫm sâu sắc.

Trong chiến dịch "Linebacker II", hơn 200 máy bay ném bom B-52 của Mỹ thực hiện 730 phi vụ và thả hơn 20.000 tấn bom xuống miền Bắc Việt Nam trong 12 ngày hồi tháng 12/1972.

Trong bức tranh "Đường cao tốc đến Hà Nội" của họa sĩ Jack Fellows, máy bay B-52 không kích ban đêm trong chiến dịch "Linebacker II", bên dưới là lưới lửa phòng không của miền Bắc Việt Nam. Tranh: Jack Fellows/ASAA.

Trong bức tranh "Đường cao tốc đến Hà Nội" của họa sĩ Jack Fellows, máy bay B-52 không kích ban đêm trong chiến dịch "Linebacker II", bên dưới là lưới lửa phòng không của miền Bắc Việt Nam. Tranh: Jack Fellows/ASAA.

Từ biểu tượng ưu thế Không quân Mỹ đến đống sắt vụn

Được đưa vào sử dụng từ những năm 1950, B-52 Stratofortress là loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa, phục vụ trong chiến lược răn đe hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh. Với sải cánh hơn 56 mét, khả năng mang theo tới 32 tấn bom, B-52 là biểu tượng của sức mạnh Không quân Mỹ.

Tiến sĩ Richard P. Hallion, sử gia Không quân Mỹ, nhận định: “B-52 được coi là pháo đài bay bất khả xâm phạm của kỷ nguyên hạt nhân. Khi Mỹ điều B-52 vào không phận đối phương, đó là tuyên bố về sự thống trị tuyệt đối trên không”.

Trong chiến tranh Việt Nam, B-52 được chuyển sang ném bom thông thường, tàn phá các tuyến hậu cần và vị trí quân sự ở miền Bắc. Nhưng mọi thứ đã thay đổi vào tháng 12/1972.

Từ ngày 18-29/12/1972, Mỹ triển khai chiến dịch ném bom rầm rộ nhất kể từ Thế chiến II nhằm gây sức ép buộc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quay lại bàn đàm phán tại Paris. Hơn 200 lượt B-52 xuất kích, ném hơn 20.000 tấn bom xuống Hà Nội, Hải Phòng...

Một máy bay ném bom B-52 của Mỹ bay qua Đông Nam Á trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Getty Images.

Một máy bay ném bom B-52 của Mỹ bay qua Đông Nam Á trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Getty Images.

Tuy nhiên, lực lượng phòng không Việt Nam, với mạng lưới tên lửa đất đối không (SAM), pháo cao xạ, radar và tiêm kích MiG dày đặc, đã sẵn sàng. Kết quả khiến Lầu Năm Góc choáng váng.

Theo thống kê từ phía Việt Nam, trong chiến dịch “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, quân và dân Việt Nam đã bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 máy bay ném bom B-52, (riêng Hà Nội hạ 25 chiếc), 5 máy bay tiêm kích F-111, 42 máy bay chiến thuật các loại; tiêu diệt và bắt sống gần 100 phi công.

Xác một chiếc B-52 ở hồ Hữu Tiệp, Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Greg Jones/Atlas Obscura.

Xác một chiếc B-52 ở hồ Hữu Tiệp, Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Greg Jones/Atlas Obscura.

Đại tá về hưu Bud Day, cựu phi công Mỹ, tù binh chiến tranh, người được trao Huân chương Danh dự (phần thưởng cao nhất trong quân đội Mỹ), chia sẻ: “Phòng không Bắc Việt Nam tinh vi hơn những gì chúng tôi tưởng. Những chiếc B-52 bay thẳng vào máy xay thịt”.

Trung tá James Young, phi công B-52 trong chiến dịch “Linebacker II”, nhớ lại: “Chúng tôi đã huấn luyện cho mọi kịch bản, trừ kịch bản B-52 bị rơi như sung chín trên bầu trời Hà Nội. Không ai tin nổi cho đến khi nhìn thấy dấu chấm biến mất trên màn hình radar”.

Một máy bay ném bom B-52 cất cánh từ Căn cứ Không quân Andersen để hỗ trợ chiến dịch "Linebacker II". Ảnh: Không quân Mỹ.

Một máy bay ném bom B-52 cất cánh từ Căn cứ Không quân Andersen để hỗ trợ chiến dịch "Linebacker II". Ảnh: Không quân Mỹ.

“Đối phương kiên cường và khôn ngoan về chiến thuật”

Về thất bại của chiến dịch “Linebacker II” vốn được thiết kế để đưa miền Bắc Việt Nam trở về “thời kỳ đồ đá” và buộc Hà Nội phải ký kết Hiệp định Paris theo những điều khoản do Washington áp đặt, giáo sư Mark Clodfelter nhận định: “Đó là lúc ảo tưởng về chiến thắng bằng công nghệ siêu việt tan vỡ, nhất là khi đối phương kiên cường và khôn ngoan về chiến thuật”.

Sau thất bại này, Không quân Mỹ buộc phải xem lại toàn bộ học thuyết sử dụng máy bay ném bom, tăng cường biện pháp đối phó tác chiến điện tử và cải tiến chiến thuật phòng tránh hỏa lực phòng không.

Một bức ảnh được công bố ngày 19/12/1972 cho thấy người dân Việt Nam đang khiêng nạn nhân của vụ Mỹ đánh bom miền Bắc Việt Nam. Ảnh: Getty Images.

Một bức ảnh được công bố ngày 19/12/1972 cho thấy người dân Việt Nam đang khiêng nạn nhân của vụ Mỹ đánh bom miền Bắc Việt Nam. Ảnh: Getty Images.

Báo chí Mỹ và quốc tế thời điểm đó đưa tin dồn dập, với thái độ vừa sửng sốt vừa bàng hoàng. Báo Mỹ The New York Times số ra ngày 23/12/1972 viết: “Pháo đài bay B-52, biểu tượng sức mạnh chiến lược của Mỹ, đã bị khuất phục trên bầu trời Hà Nội. Tác động đối với cán cân quân sự toàn cầu là vô cùng lớn”.

Đối với giới hoạch định chiến lược Mỹ, “Điện Biên Phủ trên không” là lời cảnh tỉnh về độ nguy hiểm của sự chủ quan, lệ thuộc công nghệ và đánh giá thấp đối thủ.

Phi công Mỹ Wayne Wallingford trước một chiếc B-52 trong chiến tranh Việt Nam. Nguồn: CNN.

Phi công Mỹ Wayne Wallingford trước một chiếc B-52 trong chiến tranh Việt Nam. Nguồn: CNN.

Nhà báo điều tra Seymour Hersh bình luận: “Không chỉ là những chiếc máy bay rơi xuống. Đó là sự sụp đổ của một huyền thoại”.

Tuy vậy, thời điểm năm 1972, người Mỹ vẫn tuyên bố chiến thắng trong chiến dịch “Linebacker II”. Wayne Wallingford, một phi công Mỹ lái B-52 ném bom Việt Nam năm 1972, nhận định: “Đó là chiến dịch đã chấm dứt xung đột Việt Nam và giải thoát 591 tù binh chúng tôi”. Những tù binh Mỹ đó đã được thả 2-3 tháng sau đó sau khi các thỏa thuận được ký kết.

Nhưng ngay cả ở Mỹ, nhiều người không đồng tình với nhận định của ông Wallingford. Robert Hopkins, một cựu phi công Không quân Mỹ, đã cảnh báo không nên rơi vào “cái bẫy Linebacker II thành công”. Ông Hopkins nói rằng, đối với các phi công B-52, chiến dịch đã “làm tổn hại sâu sắc đến tinh thần trong nhiều năm sau”.

Một bức ảnh được công bố ngày 19/12/1972 về cuộc không kích B-52 của Mỹ vào miền Bắc Việt Nam cho thấy một tên lửa phòng không của miền Bắc Việt Nam. Ảnh: Getty Images.

Một bức ảnh được công bố ngày 19/12/1972 về cuộc không kích B-52 của Mỹ vào miền Bắc Việt Nam cho thấy một tên lửa phòng không của miền Bắc Việt Nam. Ảnh: Getty Images.

Ngoài ra, còn có một vấn đề cấp bách hơn nữa. Ba năm sau, Chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30/4/1975) được thực hiện, dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Sài Gòn vào ngày 30/4/1975. Ngày này được phía Việt Nam gọi là Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

“Linebacker II đã chấm dứt giai đoạn chiến tranh của Mỹ, nhưng tác động của nó chỉ kéo dài ba năm. Linebacker II đã không mang lại hòa bình lâu dài”, ông Peter Layton, nghiên cứu viên tại Viện Griffith châu Á ở Úc và là cựu sĩ quan Không quân Hoàng gia Úc, nhận định.

Một bức ảnh được công bố ngày 19/12/1972 chụp súng phòng không của miền Bắc Việt Nam. Ảnh: Getty Images.

Một bức ảnh được công bố ngày 19/12/1972 chụp súng phòng không của miền Bắc Việt Nam. Ảnh: Getty Images.

Tại Hà Nội, “câu chuyện về các sự kiện vào cuối tháng 12/1972 không phải là câu chuyện về mất mát và tàn phá lớn, mà là về sự kháng chiến anh hùng của người miền Bắc”, nhà sử học về chiến tranh Việt Nam Pierre Asselin viết.

Sử gia Asselin nhận định: “Trên thực tế, thiệt hại đối với lực lượng Mỹ đã lớn đến mức buộc Nixon (Tổng thống Mỹ Richard Nixon) phải cầu xin Hà Nội nối lại các cuộc đàm phán hòa bình và đơn phương chấm dứt ném bom vô điều kiện”.

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày quân Đồng Minh đổ bộ bờ biển Normandy, khởi đầu cho trận đánh quyết định Thế chiến 2, ông Trump đã có cuộc trả lời phỏng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thái An - CNN, New York Times, Air Force Magazine, The Limits of Air Power, Smithsonian Air & Space Museum ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN