Sóng thần 2011 cuốn 1 triệu sinh vật từ Nhật Bản sang Mỹ
Nhiều sinh vật đặc hữu ở Nhật Bản đã phát triển tốt ở khu vực mới cách quê nhà 7.700 km.
Một số loài sinh vật biển đặc hữu ở Nhật Bản được phát hiện ở Mỹ.
Trận sóng thần lịch sử tấn công bờ biển phía đông bắc Nhật Bản năm 2011 khiến ít nhất 15.000 người chết và ảnh hưởng tới nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Không những vậy, báo cáo mới đây cho thấy ít nhất 1 triệu sinh vật biển thuộc 300 loài khác nhau “vô tình” bị cuốn đi xa hàng ngàn kilomet.
Cụ thể, các chuyên gia gọi đây là đợt “di cư cưỡng bức” lớn nhất lịch sử thế giới biển với khoảng 1 triệu sinh vật phải chuyển chỗ ở mới. Các loài sinh vật này di chuyển quãng đường hơn 7.700 km từ Nhật Bản sang Mỹ.
John Chapman, chuyên gia về sinh vật biển ở Đại học bang Oregon, Mỹ phát biểu trong công trình nghiên cứu: “Đây là cuộc di cư trên biển lớn nhất lịch sử từng ghi nhận”.
Sau khi động đất 9 độ Richter xảy ra ngày 11.3.2011, sóng thần đã ập tới bờ biển đông bắc Nhật Bản. Động đất làm nhiều nhà cửa ở 3 tỉnh Iwate, Miyagi và Fukushima đổ sập, để lại hơn 5 triệu tấn gạch đá. Rất nhiều tàu thuyền bị cuốn ra biển và không quay trở lại.
Theo báo cáo của ông Chapman, từ năm 2012 tới tháng 2.2017, hơn 289 loài sinh vật biển Nhật Bản được phát hiện ở bờ biển các bang Washington, Oregon, California... Nhiều loài sinh vật đặc hữu ở Nhật Bản đã phát triển mạnh sau khi tới vùng đất mới.
Sóng thần tràn vào bờ biển Nhật Bản.
“Sự đa dạng của số lượng loài bị cuốn tới đây khiến chúng tôi rất kinh ngạc”, James Carlton, giáo sư ngành sinh vật biển tại đại học Williams, nói. Carlton kể về trường hợp một tàu cá Nhật Bản dạt vào bờ biển bang Oregon, chở theo 20 loài cá đặc hữu ở Tây Thái Bình Dương.
Ngoài sinh vật biển, trận sóng thần cũng khiến nhiều chuyên gia lo ngại về thảm họa môi trường khi túi nilon và nhựa thải bị cuốn đi khắp nơi.
Vũ khí hạt nhân Status-6 một khi xuất hiện sẽ trở thành cơn ác mộng đối với các khu vực ven biển và hải cảng quân sự...