Sông Mekong đang bị "bức tử" như thế nào?
Một cuộc khủng hoảng đang diễn ra trên sông Mekong, bờ sông không ngừng sụt lún, khiến 500.000 người đối mặt với cảnh mất nhà cửa.
Nhu cầu cần cát phục vụ xây dựng trên toàn cầu là rất lớn.
Theo BBC, cả hệ sinh thái ở con sông chảy qua các quốc gia Đông Nam Á đang bị đe dọa, tất cả là vì cơn khát cát trên toàn cầu.
Được hút lên từ đáy sông Mekong ở Campuchia và Việt Nam, cát là một trong những nguồn tài nguyên được săn tìm nhất thế giới. Ước tính khoảng 50 tỉ tấn cát được nạo vét trên toàn cầu mỗi năm – tạo ra ngành khai thác lớn nhất trên hành tinh.
"Khai thác đang diễn ra ở tốc độ khủng khiếp, chúng ta đang có một sự biến đổi quy mô công nghiệp về hình dạng của hành tinh", nhà khoa học dòng sông, Stephen Darby tại Đại học Southampton nói.
Các nghiên cứu của Darby về hạ lưu sông Mekong cho thấy đáy sông không ngừng bị rút cát, quy mô trải dài hàng trăm km. Từ xây đường cao tốc cho đến bệnh viện, cát là nguồn nguyên liệu không thể thiếu.
Trong hai thập kỷ qua, mức độ tiêu thụ cát toàn cầu đã tăng vọt vì nhu cầu xây dựng thị trấn, thành phố mới.
Khai thác cát gây xói mòn nghiêm trọng dọc sông Mekong.
Trung Quốc tiêu thụ cát trong giai đoạn năm 2011-2013 nhiều hơn nước Mỹ trong toàn bộ thế kỷ 20, bởi vì đô thị hóa các vùng nông thôn.
Cát cũng được dùng để lấn biển, mở rộng đất đai. Lãnh thổ Singapore ngày nay đã lớn hơn 20% khi mới độc lập năm 1965.
“Hàng năm, chúng ta khai thác đủ lượng cát để xây bức tường cao 35m và rộng 35m trên quy mô toàn cầu”, Pascal Peduzzi đến từ chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc, nói.
Không phải cát nào cũng sử dụng được. Cát trên sa mạc không phù hợp để trộn bê tông, tạo ra kính, hay sử dụng trong ngành công nghiệp điện tử. Đó là lý do cát chỉ có thể được khai thác từ các mỏ đá hoặc dưới lòng sông, như sông Mekong.
Peduzzi nói hoạt động khai thác như vậy làm tổn hại đến hệ sinh thái, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, làm tăng xói mòn, ngập mặn.
Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature hồi tháng trước cho thấy hoạt động khai thác cát trên một đoạn sông dài 20km là “không bền vững” vì cát không tích tụ đủ nhanh từ thượng nguồn.
Việt Nam và Campuchia đã cấm khai thác cát xuất khẩu trên dòng sông Mekong.
Điều này cũng đe dọa đến nguồn cung cá cho 60 triệu người sống dọc khu vực đánh bắt. WWF ước tính 800 loài cá bị đe dọa ở sông Mekong, đặc biệt là những loài cá heo quý hiếm.
Mark Russell, giám đốc Hiệp hội các sản phẩm khoáng sản của Anh, nói rằng càng về sau hoạt động khai thác cát sẽ càng khó khăn hơn. “Đây là vấn đề toàn cầu trong khi cát vẫn là nguồn tài nguyên mà không mấy ai quan tâm tới”, Russell nói.
Ở thời điểm hiện tại, nhiều quốc gia đã hạn chế cấp phép khai thác cát trên sông. Việt Nam và Campuchia đã cấm xuất khẩu cát từ sông Mekong vào năm 2009 và năm 2017.
Trên mạng internet, cát hút từ sông Mekong dễ dàng được rao bán với quy mô 20.000-200.000 tấn. Các chuyên gia nhận thấy Singapore vẫn nhập khẩu cát từ Campuchia, dù Phnom Penh khẳng định không còn xuất khẩu mặt hàng này.
Peduzzi kêu gọi việc giám sát hoạt động khai thác cát toàn cầu, dù điều này rất khó khăn. “Chúng ta cần phải rõ ràng hơn trong việc khai thác và sử dụng cát”, Peduzzi nói“. Cát cần phải được coi là nguồn tài nguyên chiến lược, chứ không phải thứ có thể cung cấp vô hạn”.
Nguồn: [Link nguồn]
Ở thời điểm này trong năm, sông Mekong ở Thái Lan lẽ ra phải dâng lên từ từ cùng với mùa mưa, đem đến cho ngư dân những...