“Soi” vũ khí Pháp quyết bán cho Đài Loan khiến Trung Quốc nổi giận

Gần đây, Trung Quốc cực lực phản đối Pháp bán vũ khí, giúp Đài Loan nâng cấp 6 chiến hạm. Điều gì ở thương vụ vũ khí này khiến Bắc Kinh phản đối mạnh mẽ như vậy?

Chiến hạm lớp Kang Ding của Đài Loan.

Chiến hạm lớp Kang Ding của Đài Loan.

Khi nền kinh tế Trung Quốc lớn mạnh, năng lực răn đe và ngăn chặn các quốc gia khác làm ăn với Đài Loan vì thế cũng được mở rộng. Đài Loan cũng thể hiện mình không phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài, bằng chứng là hòn đảo này đang tự mình đóng tàu ngầm diesel-điện.

Gần đây, Trung Quốc phản đối mạnh mẽ hợp đồng Đài Loan ký với Pháp về việc nâng cấp, trang bị thêm vũ khí cho 6 chiến hạm. Theo tác giả David Axe, mặc dù vũ khí mới Đài Loan mua của Pháp chỉ có tác dụng phòng thủ, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược đánh chìm tàu chiến Đài Loan nếu xung đột xảy ra.

Hồi tháng 4, Đài Loan đã thông báo kế hoạch mua các tổ hợp mồi bẫy Dagaie Mk. 2 của công ty Pháp Lacroix với giá 112 triệu USD. Các mồi bẫy sẽ được trang bị trên 6 khinh hạm tên lửa lớp Kang Ding của Đài Loan.

Thoạt nhìn, tổ hợp Dagaie Mk. 2 trông giống như ống phóng tên lửa. Nhưng thay vì phóng tên lửa, các tổ hợp này phóng 3 loại mồi bẫy. Một loại có khả năng chống radar, một loại khác có pháo sáng để đánh lạc hướng tên lửa dẫn đường bằng hồng ngoại, loại thứ ba tỏa ra khói giúp che giấu vị trí con tàu.

“Các tổ hợp ngăn chặn, đánh lừa tên lửa đối phương, kết hợp với vũ khí chiến đấu, giúp cải thiện đáng kể khả năng sống sót của tàu chiến trước mối đe dọa tên lửa đối phương”, cơ quan phòng vệ Đài Loan nói trên Naval News.

Tổ hợp mồi bẫy Dagaie Mk. 2.

Tổ hợp mồi bẫy Dagaie Mk. 2.

Lý do Đài Loan cần mua các tổ hợp Dagaie Mk. 2 là rõ ràng. Trung Quốc có kho vũ khí khổng lồ các tên lửa chống hạm phóng từ đất liền, trên không hay trên biển.

Trong thời chiến, làm tê liệt các tàu chiến Đài Loan bằng loạt tên lửa phủ đầu là chiến lược hàng đầu của Trung Quốc. Ngược lại, các tàu chiến Đài Loan cần phải sống sót để có thể bảo vệ hòn đảo nếu Trung Quốc đổ bộ.

Trên thực tế, Trung Quốc hoàn toàn có thể tấn công dữ dội hơn, phóng nhiều tên lửa hơn nhằm vào các tàu chiến Đài Loan. Nhưng việc phải tốn sức lực hơn để có thể đảm bảo khả năng đánh chìm các khinh hạm lớp Kang Ding của Đài Loan là điều Trung Quốc không mong muốn, theo tác giả David Axe.

Các tàu lớp Kang Ding một khi sống sót có thể giáng đòn tấn công đáp trả, làm gián đoạn chiến lược đổ bộ chiếm đảo của Trung Quốc. Các chiến hạm Đài Loan hiện được trang bị tên lửa chống hạm Hùng Phong II (HF-2) tầm bắn 160km.

Tàu cũng được trang bị một pháo hạm cỡ nòng 76mm và tổ hợp tên lửa phòng không Chaparral. Trong những năm tới, Đài Loan có kế hoạch nâng cấp năng lực phòng không cho các tàu lớp Kang Ding bằng tên lửa TC-2N.

Mỗi tổ hợp tên lửa TC-2N có 4 ống phóng thẳng đứng, tầm bắn 30km, đóng vai trò phòng thủ tầm trung so với hệ thống phòng không tầm ngắn Phalanx CIWS và tầm xa như tên lửa SM-2.

“Trung Quốc bày tỏ sự quan ngại sâu sắc với Pháp về việc bán vũ khí cho Đài Loan”, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên trả lời các phóng viên.

Nhưng phía Pháp tuyên bố không chấp nhận những chỉ trích của Trung Quốc và vẫn cam kết chuyển giao vũ khí cho Đài Loan. Theo tác giả David Axe, các tàu chiến Đài Loan sẽ được trang bị tổ hợp mồi bẫy Dagaie Mk. 2, còn Trung Quốc không còn có cách nào khác ngoài việc quyết tâm cao hơn nữa để có thể đánh chìm các tàu chiến này

Chuyên gia Trung Quốc đòi ”thu hồi Đài Loan ngay lập tức” nếu Mỹ cắt quan hệ

Một số học giả và chuyên gia phân tích chính trị tại Trung Quốc cho rằng, nếu Mỹ chấm dứt quan hệ với Trung Quốc, Bắc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Forbes ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN