Sốc với số lượng thiên thạch có thể đâm vào Trái đất trong 100 năm tới

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) mới đây đã đánh giá số lượng các thiên thạch có khả năng cao sẽ đâm vào Trái đất trong 100 năm tới.

Các nhà  khoa học NASA và ESA sẽ nhóm họp từ ngày 13.9 để bàn về cách đối phó với thảm họa thiên thạch.

Các nhà  khoa học NASA và ESA sẽ nhóm họp từ ngày 13.9 để bàn về cách đối phó với thảm họa thiên thạch.

Theo Daily Mail, con số mà ESA lên tới 878 thiên thạch và đây được đánh giá là con số rất lớn. ESA nhấn mạnh rằng ngay cả những thiên thạch cỡ nhỏ cũng có thể gây thảm họa rất lớn.

ESA và cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ nhóm họp ở châu Âu trong vài ngày tới để thảo luận về cách phát triển công nghệ giúp làm thay đổi quỹ đạo của các thiên thạch.

Mới đây, NASA cũng đưa ra  cảnh báo về một thiên thạch to như tòa nhà Empire State ở Mỹ, sẽ bay sát Trái đất trong tuần này.

Thiên thạch 2000 QW7 sẽ bay qua Trái đất ở khoảng cách được coi là rất gần, chỉ 5,3 triệu km, với tốc độ 22.000 km/giờ. Thiên thạch này có kích thước từ 951-2.113 mét.

Ước tính có gần 900 thiên thạch có thể đâm vào Trái đất trong 100 năm tới.

Ước tính có gần 900 thiên thạch có thể đâm vào Trái đất trong 100 năm tới.

ESA cho biết: "Dù thiên thạch va chạm với Trái đất không phải là  điều xảy ra một sớm một chiều, nhưng 100 năm tới sẽ có khả năng rất cao”.

Cuộc gặp đầu tiên giữa ESA và NASA sẽ diễn ra vào ngày 13.9 tại Rome, bàn về việc chế tạo tàu vũ trụ đâm thẳng vào thiên thạch có thể đe dọa Trái đất. Mục tiêu được chọn để thử nghiệm là thiên thạch Didymos-B, dài 160 mét.

Các nhân viên ESA và NASA sẽ còn tiếp tục gặp nhau trong tuần tới ở Munich và hai cuộc gặp cuối diễn ra vào ngày 16-17.9.

Các cuộc gặp này đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực giảm thiểu rủi ro về tác động của thiên thạch, đảm bảo rằng con người có thời gian chuẩn bị và xây dựng hệ thống phòng thủ nếu không thể tránh khỏi thảm họa”, ESA cho biết.

NASA vừa nói không va chạm, thiên thạch đã lao xuống Trái đất

Một thiên thạch phát nổ trên vùng biển Caribe trong khi chỉ vài giờ trước, NASA thông báo thiên thạch này không có khả năng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN