Soái hạm Moskva của Nga chìm có thể là dấu hiệu xấu cho Mỹ
Mỹ có thể cười khi tuần dương hạm tên lửa Moskva, con tàu chủ lực của Hạm đội Biển Đen, chìm, dù vì tên lửa của Ukraine hay hoả hoạn. Tuy nhiên, hạm đội của Mỹ cũng dễ bị tổn thương hơn những gì Washington khẳng định.
Tuần dương hạm tên lửa Moskva của Nga cháy trước khi chìm xuống Biển Đen. (Ảnh: MXH)
Ngoài các vụ va chạm liên quan đến hai tàu sân bay USS John S. McCain và U.S.S. Fitzgerald năm 2017, nhiều báo cáo cho thấy đội tàu chiến của Hải quân Mỹ đang bị kéo căng, bị quá tải và không được bảo dưỡng đủ, vì thế sẽ dễ bị tổn thương khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên khắp các vùng biển của thế giới.
Một báo cáo đưa ra vào tháng 2 năm nay của Văn phòng trách nhiệm giải trình chính phủ Mỹ cho thấy chi tiết về thực trạng các thuỷ thủ Mỹ đang gặp nhiều khó khăn để vận hành tàu.
“Một số thuỷ thủ nêu ví dụ như đề xuất thay thiết bị bảo đảm an toàn điện phải chờ tới 2 năm, hay những khó khăn khi tìm kiếm vật liệu tiêu hao như bộ lọc, loại dầu chuyên biệt và đồ bảo hộ. 10 trong 16 thuỷ thủ mà chúng tôi gặp cho biết họ đã phải lấy bộ phận của tàu này lắp cho tàu khác để có thể tiếp tục vận hành”, báo cáo viết.
Mỹ có thể có hải quân mạnh nhất thế giới, nhưng rõ ràng còn rất nhiều vấn đề.
“Hải quân Mỹ đang đứng bên bờ vực phá sản chiến lược”, Christopher Dougherty, cựu trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ, viết trong bài đăng năm 2021.
“Hạm đội của Mỹ không đủ lớn để đáp ứng những đòi hỏi đặt ra mỗi ngày trên toàn cầu. Vì liên tục hoạt động và không được bảo trì đủ, đội tàu Mỹ không sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu một cách an toàn, cũng như không đủ nhanh để phản ứng với tình hình khẩn cấp”, ông Dougherty viết.
Dù không có những thách thức đó, hải quân Mỹ cũng đang đối diện với câu hỏi rằng hạm đội của họ có còn phù hợp trong thế giới hiện đại ngày nay.
Nhiều người nêu câu hỏi rằng đội tàu sân bay Mỹ có dễ bị tổn thương trước một thế hệ tên lửa đạn đạo chống hạm mới mà Trung Quốc đang sở hữu hay không. Câu hỏi này trở nên xác đáng hơn nếu khẳng định của Ukraine rằng soái hạm Moskva chìm vì trúng tên lửa Neptune là đúng.
Mỹ đã rút ra một bài học trong phần lớn thế kỷ 21 rằng sức mạnh vượt trội của họ không phải lúc nào cũng áp đảo. Sự kiện chìm tàu Moskva có thể là bài học cho cả hải quân Mỹ.
Được ví như những pháo đài nổi trên biển, tuần dương hạm có ưu thế về tấn công với dàn hỏa lực mạnh nhưng lại gây lo ngại về khả năng phòng thủ vì kích thước khổng...
Nguồn: [Link nguồn]