Số lượng thành viên NATO sẵn sàng đưa quân tới Ukraine

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Một số quốc gia châu Âu cam kết sẽ triển khai binh sĩ tới Ukraine sau khi chiến sự giữa Kiev và Moscow kết thúc, trong khi phần lớn các nước ủng hộ Ukraine vẫn tỏ ra dè dặt, hãng tin AFP cho biết.

Bộ trưởng Quốc phòng các nước tham gia cuộc họp của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine vào ngày 10/4. Ảnh: Reuters.

Bộ trưởng Quốc phòng các nước tham gia cuộc họp của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine vào ngày 10/4. Ảnh: Reuters.

Thông tin được công bố sau cuộc họp gần nhất của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine tại Brussels (Bỉ) vào ngày 10/4. Nhóm hơn 30 quốc gia, chủ yếu là thành viên EU và NATO, vẫn chưa thống nhất về việc có nên triển khai lực lượng hay không. Nhiều nước còn đặt câu hỏi về mục tiêu cũng như sứ mệnh của kế hoạch.

Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có 6 quốc gia thành viên NATO, gồm Anh, Pháp, Estonia, Latvia và Lithuania đưa ra cam kết gửi quân, AFP dẫn lời quan chức châu Âu giấu tên. Quốc gia thứ sáu không được nêu tên.

Anh khẳng định kế hoạch triển khai quân là hoàn toàn nghiêm túc, cho rằng lực lượng này sẽ góp phần mang lại “hòa bình lâu dài” cho Ukraine.

“Chúng tôi đang lên kế hoạch một cách thực chất và chi tiết. Các kế hoạch của chúng tôi đã được phát triển kỹ lưỡng”, Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey phát biểu tại cuộc họp. “Triển khai lực lượng bảo đảm an ninh cho Ukraine sẽ là một cam kết nghiêm túc và đáng tin cậy, nhằm đảm bảo rằng bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào đạt được cũng sẽ thực sự mang lại điều mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cập – một nền hòa bình lâu dài cho Ukraine”, ông nói thêm.

Tuy vậy, nhiều quốc gia trong liên minh vẫn công khai bày tỏ lo ngại và từ chối đưa ra bất kỳ cam kết nào. Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Ruben Brekelmans nhấn mạnh liên minh cần có sự tham gia của Mỹ. Nhưng Washington nhiều lần tuyên bố không có kế hoạch đưa quân tới Ukraine trong bất kỳ vai trò nào.

“Sứ mệnh tiềm năng sẽ là gì? Mục tiêu cụ thể là gì?” ông Brekelmans đặt câu hỏi. “Chúng ta có quyền hạn gì? Và chúng ta sẽ làm gì trong các kịch bản khác nhau – chẳng hạn, nếu có sự leo thang căng thẳng từ phía Nga?”.

Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pal Jonson cũng cho biết vẫn còn “một số câu hỏi cần được làm rõ” trước khi Stockholm có thể đưa ra bất kỳ cam kết nào. “Sẽ rất hữu ích nếu có sự minh bạch về bản chất của sứ mệnh đó – liệu chúng ta sẽ tham gia gì: gìn giữ hòa bình, răn đe hay bảo đảm an ninh?”, ông nói.

Nga đã nhiều lần cảnh báo phương Tây không triển khai binh sĩ tới Ukraine dưới bất kỳ hình thức nào, đặc biệt phản đối sự hiện diện của lực lượng từ các quốc gia NATO. Tháng trước, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cảnh báo sự xuất hiện của bất kỳ lực lượng “gìn giữ hòa bình” nào từ NATO ở Ukraine sẽ đồng nghĩa với việc nổ ra một cuộc chiến tranh giữa liên minh này với Nga.

Ukraine đang tăng cường sử dụng F-16 cho các hoạt động tác chiến nhưng cũng vì vậy mà đối mặt nhiều nguy hiểm hơn bởi hệ thống S-400 của Nga.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN