Sinh vật kỳ lạ sống ở đáy Thái Bình Dương có thể cứu thế giới?
Các nhà khoa học phát hiện một loại vi khuẩn sống ở đáy Thái Bình Dương đang không ngừng hấp thụ CO2 và có thể đóng vai trò là nguồn thức ăn cho các sinh vật khác dưới biển sâu.
Các nhà nghiên cứu mới phát hiện loại vi khuẩn chuyên hấp thụ CO2 dưới đáy biển.
Trong bối cảnh cả thế giới đang khủng hoảng vì lượng khí thải carbon dioxide (CO2) ngày một tăng, ở nơi sâu nhất trái đất có một loại vi khuẩn có khả năng hấp thụ tới 10% lượng CO2 mà đại dương lọc được mỗi năm.
Nhóm nghiên cứu đến từ Hàn Quốc, Đức và Anh đã phát hiện sinh vật này trong quá trình nghiên cứu hệ sinh thái khu vực Clarion-Clipperton Fracture (CCFZ). Đây là một khe vực dài tới 4 km dưới đáy Thái Bình Dương.
Giáo sư Andrew K. Sweetman nói: “Vi khuẩn cũng nuốt một lượng lớn CO2, đồng hóa chất này vào sinh khối của chúng thông qua một quá trình chưa thể xác định”.
Vi khuẩn này sau đó trở thành một nguồn thức ăn bổ dưỡng cho các sinh vật biển sâu, ở nơi mà trước đó nhóm nghiên cứu nghĩ rằng không có sinh vật nào sống nổi.
“Nếu đưa loại vi khuẩn này ra quy mô toàn cầu, 200 triệu tấn CO2 có thể được hấp thụ mỗi năm. Con số này tương đương 10% lượng CO2 mà đại dương lọc được mỗi năm”.
Các nhà khoa học cho rằng loại vi khuẩn trên có thể giúp nhân loại đối phó với thảm họa biến đổi khí hậu vì Trái đất không ngừng ấm lên.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Limnology and Oceanography.
Chính phủ các nước trên thế giới cần phải hành động “nhanh chóng, lâu dài và tạo ra thay đổi chưa từng có” để giúp...