Sinh vật hút máu nắm giữ chìa khóa ngăn chặn dịch bệnh do virus bùng phát trong tương lai
Một trong những phương pháp tiên phong theo dõi quần thể động vật hoang dã, phát triển ở khu bảo tồn tại vùng tây nam Trung Quốc, có thể là đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn virus bùng phát trong tương lai.
Sinh vật hút máu nắm giữ chìa khóa ngăn chặn dịch bệnh do virus.
Theo SCMP, sử dụng công nghệ sinh học mới nhất, một nhóm chuyên gia do giáo sư Douglas Yu đến từ Đại học East Anglia ở Anh, đã trích xuất ADN từ máu hấp thụ trong dạ dày của một con vắt (loại đỉa sống ở trên cạn).
Kết quả ADN cho biết sinh vật hoang dã là con vắt hút máu. Các nhà nghiên cứu từ đó có thể tạo mô hình phân bố động vật hoang dã ở khu bảo tồn thiên nhiên thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Nhóm của Yu mất 5 năm để thu thập hơn 30.000 con vắt và cách này được kì vọng có thể giúp chống nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã trong tự nhiên.
Động vật hoang dã chứa trong cơ thể vô số virus, nhờ khả năng biến đổi không ngừng mà virus có thể lây truyền sang các sinh vật khác, bao gồm cả con người. Săn bắt, ăn thịt động vật hoang dã làm tăng nguy cơ con người bị lây nhiễm virus.
Virus Corona mới lây lan ở Trung Quốc được cho là bắt nguồn từ loài dơi.
“Động vật hoang dã tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Săn bắt và tiêu thụ chúng càng nguy hiểm hơn”, Yu, nhà khoa học gốc Trung Quốc, nói. Công nghệ mới giúp phân tích mẫu ADN truy xuất ra vật chủ mà vắt hút máu đang trở thành một công cụ đáng giá, trong khi các phương pháp khác như đặt camera hay quan sát bằng mắt thường không phải lúc nào cũng hiệu quả.
Vắt sống trên cạn là loài ăn tạp. Đối với chúng, máu ếch hay máu của gấu đều như nhau. Nhóm của Yu thường nhờ những kiểm lâm bắt một ít vắt về để nghiên cứu, khi kiểm lâm đi tuần tra.
Kết quả phân tích ADN cho thấy vắt hút máu vô số sinh vật, từ gấu đen, ếch cho đến hươu, báo, chim. Nhóm của Yu từ đó phác họa hệ sinh thái ở khu bảo tồn Ailao Shan.
Nhóm nghiên cứu của Yu trích xuất ADN từ mẫu máu thu được bên trong dạ dày vắt.
Nhà chức trách Trung Quốc có thể nhân rộng mô hình trên, để nắm rõ hệ sinh thái ở những khu vực cụ thể, từ đó kiểm soát hoạt động mua bán, săn bắt động vật hoang dã, giảm thiểu nguy cơ virus nguy hiểm lây nhiễm sang người.
“Cách tốt nhất là hãy để động vật hoang dã được yên và sẽ không có chuyện gì xảy ra. Đừng mua sản phẩm từ động vật hoang dã vì như vậy là làm lợi cho những người đi săn bất hợp pháp và làm tăng nguy cơ có thêm người nhiễm virus, từ đó có thể khởi đầu những bệnh dịch mới”, Yu nói.
Kể từ khi dịch bệnh virus Corona bùng phát, phòng thí nghiệm tại viện Virus học ở Vũ Hán luôn là tâm điểm của những tin...
Nguồn: [Link nguồn]