Sinh vật "đầu lợn, thân cá mập" khiến các sĩ quan Ý sửng sốt
Sinh vật với hình thù kỳ dị được các sĩ quan hải quân Ý phát hiện và đưa lên bờ.
Sinh vật có phần đầu giống lợn, phần thân cá mập được cái sĩ quan hải quân Ý vớt lên bờ. Ảnh: Newsflash
Theo Daily Star, các sĩ quan trên một tàu hải quân Ý đã trông thấy sinh vật "đầu lợn, thân cá mập" trôi nổi ở vùng biển gần bến thuyền Darsena Medicea, thuộc thị trấn Portoferraio, đảo Elba, Ý hôm 19/8. Tuy nhiên, mới đây tin tức và hình ảnh về sinh vật kỳ dị mới được đăng tải và chia sẻ với truyền thông.
Ban đầu, các sĩ quan hải quân Ý tưởng sinh vật là một con cá mập nhưng sau khi vớt nó lên, họ sửng sốt khi thấy sinh vật có khuôn mặt giống lợn và phần thân cá mập.
Sau khi tìm hiểu kỹ, họ phát hiện sinh vật là cá mập Angular - một loài hiếm gặp có tên khoa học là Oxynotus centrina. Đôi khi loài này còn được gọi là cá mập mặt lợn.
Sinh vật "mặt lợn, thân cá mập" thực chất là một loài hiếm gặp. Ảnh: Newsflash
Cá mập Angular được liệt kê trong sách Đỏ của Liên minh quốc tế bảo vệ thiên nhiên - một tổ chức quốc tế có trụ sở ở Thụy Sĩ - là loài hiếm gặp, có nguy cơ tuyệt chủng. Chúng thường sống ở độ sâu 700 mét so với mặt nước biển.
Sau khi được đưa lên bờ, con cá mập Angular được đưa tới phòng nghiên cứu.
Yuri Tiberto, làm việc tại thủy cung Elba (Ý), chia sẻ với truyền thông địa phương: "Loài cá này đôi khi còn được gọi là cá lợn vì khi được đưa lên bờ, chúng phát ra tiếng kêu như lợn".
"Vùng biển thuộc quần đảo Tuscan là khu vực đa dạng sinh học. Không có gì bất ngờ khi loài cá này được phát hiện ở đây. Tôi từng thử nuôi một con cá mập Angular ở thủy cung nhưng phát hiện ra đây là loài không thích hợp với việc nuôi nhốt", Tiberto nói.
Cá mập Angular được biết tới là loài sống ở khu vực phía đông Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Đây là loài có phần đầu mở rộng, dẹt và phần mõm mập mạp, khác cá mập thông thường.
Thảm họa hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản năm 2011 đã tạo nên một loài sinh vật lai độc nhất, một nghiên cứu mới công...
Nguồn: [Link nguồn]