Serbia tuyên bố không làm “bia đỡ đạn” cho NATO trong căng thẳng với Nga
Phương Tây phải xin lỗi vì đã gây ra cái chết của người Serbia trong cuộc xung đột năm 1999, Bộ trưởng Nội vụ Serbia, Aleksandar Vulin tuyên bố.
Serbia muốn gia nhập EU và gắn kết hơn nữa với phương Tây, nhưng không ủng hộ các biện pháp trừng phạt Nga.
Phương Tây phải xin lỗi Serbia thay vì buộc nước này trở thành “bia đỡ đạn” cho NATO trong căng thẳng với Nga, ông Vulin nói, theo RT.
Trả lời trên đài truyền hình Serbia, ông Vulin khẳng định Serbia sẽ không bị kéo vào một cuộc xung đột nào tương tự nữa. Cuộc xung đột sắc tộc năm 1999 kết thúc bằng việc Cộng hòa Liên bang Nam Tư (liên minh Serbia và Montenegro) mất quyền kiểm soát Kosovo.
Lập trường của Serbia trong xung đột ở Ukraine rất rõ ràng, ông Vulin nói. Serbia tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, nhưng cũng không tham gia trừng phạt Nga vì mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước.
Serbia có vị trí chiến lược ở đông nam châu Âu, là ứng viên Liên minh châu Âu (EU) và là một trong những quốc gia có tiềm năng gia nhập NATO.
Serbia muốn trở thành thành viên chính thức của EU, nhưng nước này sẽ không chấp nhận nhượng bộ phương Tây để áp đặt lệnh trừng phạt Nga.
“Chúng tôi không muốn tham gia vào căng thẳng giữa Nga và phương Tây, quên đi hàng thập kỷ Nga đã hỗ trợ chúng tôi”, ông Vulin nói, bảo vệ quyết định của chính phủ.
Ông Vulin nói chính EU đã không tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Serbia, khi ủng hộ Kosovo độc lập năm 1999.
Theo ông Vulin, phương Tây đến nay vẫn không xin lỗi vì cuộc xung đột năm 1999. Thay vào đó, họ muốn “Serbia trở thành bia đỡ đạn của NATO” trong căng thẳng với Nga.
“Chúng tôi đã nói rõ rằng, chúng tôi không tham gia vào xung đột với Nga. Chúng tôi không phải là bia đỡ đạn cho các nước khác”, ông Vulin nói.
Cuối tháng 6, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic nói EU đang “xung đột toàn diện với Nga” và EU rất tức giận khi Serbia không làm điều tương tự với Nga.
Nhiều nước châu Âu gửi vũ khí cho Ukraine đang tức giận vì Serbia hành xử “không giống như họ”, Tổng thống Serbia, Aleksandar Vucic, nói.
Nguồn: [Link nguồn]