Serbia cảnh báo nguy cơ xung đột toàn cầu cận kề

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic ngày 20/9 cảnh báo thế giới đang đối mặt với một cuộc xung đột lớn chưa từng thấy kể từ năm 1945, sau khi kết thúc ngày đầu tiên của phiên họp tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ.

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic.

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic.

"Khủng hoảng hiện nay có ảnh hưởng sâu rộng ở khắp nơi trên trên thế giới", ông Vucic trả lời đài truyền hình Serbia RTS. "Tôi nghĩ có thể dự đoán thực tế rằng tình hình có thể sẽ còn tồi tệ hơn".

Ông Vuvic cũng đề cập đến bài phát biểu của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres tại phiên khai mạc hội nghị cấp cao thường niên của Đại hội đồng LHQ ngày 20/9. “Thế giới của chúng ta đang gặp nguy hiểm và tê liệt", ông Guterres phát biểu.

Theo ông Vucic, vị thế của Liên Hợp Quốc đang suy yếu và các cường quốc đang tác động tiêu cực đến trật tự do Liên Hợp Quốc thiết lập trong hàng thập kỷ qua.

Khi được hỏi về bài phát biểu sắp tới của Tổng thống Nga Vladimir Putin và tình hình xung đột ở Ukraine, ông Vucic nói rằng không khó để dự đoán. "Tôi nghĩ chúng ta đang dần dần rời khỏi giai đoạn của một chiến dịch quân sự đặc biệt và tiến tới một cuộc xung đột lớn hơn. Vấn đề bây giờ là ranh giới cụ thể. Có thể trong 1 hoặc 2 tháng tới, chúng ta sẽ bước vào một cuộc xung đột lớn chưa từng thấy kể từ Thế chiến 2", ông Vucic nói.

"Đối với các nước nhỏ như Serbia, chúng tôi chỉ muốn an ninh được đảm bảo và sự an toàn cho người dân và các diễn biến mới không phải là tin tốt. Tôi nghĩ vấn đề không chỉ nằm ở mối quan hệ phức tạp giữa Nga và phương Tây, mà còn giữa Trung Quốc và phương Tây", ông Vucic nói.

Ông Vucic dự định sẽ có bài phát biểu toàn quốc vào tuần tới, thông báo với người dân Serbia "về quyết định quan trọng" mà chính phủ dự định thực hiện.

Serbia hiện đang chịu sức ép vô cùng lớn từ EU và NATO trong khi vẫn cố gắng duy trì lập trường trung lập, thúc đẩy quan hệ kinh tế với Nga.

Ông Vucic nói Serbia vẫn đặt mục tiêu gia nhập EU trong tương lai nhưng khẳng định sẽ không công nhận vùng ly khai Kosovo độc lập như yêu cầu của EU.

Mỹ và các quốc gia châu Âu đã công nhận Kosovo độc lập, trong khi Nga, Trung Quốc và nhiều nước khác không công nhận điều này.

Nguồn: [Link nguồn]

Serbia cảnh báo hậu quả nếu EU áp giá trần khí đốt Nga

Nỗ lực của Liên minh châu Âu (EU) nhằm áp giá trần khí đốt Nga “sẽ khiến tất cả mọi người đóng băng” trong mùa đông năm nay, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic nói.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN