Sau xe tăng, Ukraine muốn nhận thêm vũ khí nào từ phương Tây?

Danh sách “vũ khí mong muốn” của Ukraine tiếp tục mở rộng sau khi Mỹ và Đức tuyên bố gửi hàng chục xe tăng cho lực lượng Kiev.

Phi công rời máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ (ảnh: Reuters)

Phi công rời máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ (ảnh: Reuters)

Reuters hôm 25/1 đưa tin, Ukraine sẽ thúc giục phương Tây cung cấp cho nước này các chiến đấu cơ tiên tiến thuộc thế hệ thứ 4, ví dụ F-16 của Mỹ.

“Thách thức tiếp theo sẽ là các máy bay chiến đấu”, Yuriy Sak – cố vấn Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine – nói với Reuters về loại vũ khí Ukraine hướng đến trong thời gian tới.

Lực lượng Không quân Ukraine sở hữu những chiếc máy bay chiến đấu cũ kỹ từ thời Liên Xô. Chúng không thể đối đầu trực tiếp với chiến đấu cơ Nga mà chủ yếu được dùng cho các nhiệm vụ tấn công mục tiêu trên mặt đất, đánh chặn.

“Nếu chúng tôi có được chúng (chiến đấu cơ phương Tây), lợi thế trên chiến trường sẽ rất lớn. Không riêng gì F-16, tất cả máy bay thuộc thế hệ thứ 4 là điều chúng tôi muốn”, ông Sak nói.

Vũ khí viện trợ từ phương Tây được xem là yếu tố quyết định việc lực lượng Ukraine có thể phòng thủ trước quân đội Nga hay không. Trước ngày 24/2/2022, ngay cả ý tưởng cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine cũng là điều gây tranh cãi ở phương Tây. Nhưng hiện tại, Mỹ, Đức và Anh đã tuyên bố gửi cho Ukraine cả xe tăng chủ lực.

“Ban đầu họ không muốn cung cấp cho chúng tôi pháo hạng nặng, sau đó họ đã làm. Họ không muốn gửi hệ thống HIMARS, sau đó họ đã làm. Họ không muốn viện trợ xe tăng, giờ họ tuyên bố làm điều đó. Trừ vũ khí hạt nhân, không gì chúng tôi không thể nhận được”, ông Sak nói.

Trong cuộc phỏng vấn của CNN hôm 25/1, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov, nhấn mạnh, “danh sách mong muốn” của Kiev hiện bao gồm cả máy bay chiến đấu.

“Tôi đã gửi một danh sách điều ước cho ông già Noel và nó bao gồm cả máy bay chiến đấu”, ông Reznikov nói.

Tuy nhiên, ông Reznikov cũng lưu ý rằng, vũ khí phòng không hiện vẫn là ưu tiên hàng đầu của Ukraine.

“Chúng tôi phải bảo vệ vùng trời. Đó vẫn là ưu tiên số 1. Sau đó chúng tôi cần thêm xe tăng, pháo binh, máy bay không người lái… Chúng tôi có lực lượng, chúng tôi cần thêm vũ khí”, ông Reznikov nói thêm.

Trước đó, Nga đã nhiều lần cảnh báo việc phương Tây tăng cường viện trợ vũ khí chỉ khiến xung đột ở Ukraine kéo dài và gây thêm thương vong. 

Justin Bronk, chuyên gia quân sự tại Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh về quốc phòng - an ninh (RUSI), cho rằng, Không quân Ukraine có thể hưởng lợi rất nhiều nếu nhận được chiến đấu cơ của phương Tây.

Tuy nhiên, những chiến đấu cơ này có nguy cơ bị bắn hạ bởi hệ thống tên lửa đất đối không của Nga. Nếu các chiến đấu cơ bay thấp để tránh trở thành mục tiêu quá lộ liễu, tầm tấn công của chúng sẽ giảm đáng kể, theo Reuters.

Quân đội Ukraine ra thông báo mới về tình hình chiến sự ở ”chảo lửa” Soledar

Bộ Quốc phòng Ukraine cho hay, lực lượng nước này ở thành phố Soledar (giáp thành phố Bakhmut, vùng Donetsk) đã hoàn thành nhiệm vụ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Quốc – Reuters ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN