Sau xe tăng, Ukraine kêu gọi Đức cung cấp tàu ngầm, chiến hạm
Tuần trước, Đức và Mỹ đã đồng ý cung cấp các xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 và M1 Abrams cho Ukraine. Sau đó, Kiev tiếp tục hối thúc Đức cung cấp khí tài hiện đại để "đẩy lùi hạm đội Nga ở Biển Đen".
Ukraine muốn sở hữu tàu ngầm, chiến hạm Đức.
Trong một loạt các tuyên bố vào ngày 28 và 29/1, Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine Andriy Melnyk đã kêu gọi Đức cung cấp một hoặc nhiều tàu ngầm và thậm chí là các khinh hạm để đối phó Nga ở Biển Đen.
Ông Melnyk, người từng là Đại sứ Ukraine tại Đức, cũng giải thích lý do Berlin nên cung lý do cấp cho Kiev các tàu ngầm. "Đức là quốc gia sản xuất tàu ngầm hàng đầu thế giới", ông Melnyk nói, đề cập đến mẫu tàu ngầm diesel-điện Type 212A được tập đoàn ThyssenKrupp AG sản xuất. "Quân đội Đức hiện có 6 tàu ngầm loại này. Tại sao không gửi cho Ukraine một chiếc?"
"Đây không phải là suy nghĩ xa vời. Tôi từng vào khoang tàu ngầm Type 212A vào năm 2008. Nó thực sự rất lớn. Một tư lệnh Đức khi đó nói rằng chỉ một chiếc cũng đủ để gây ra áp lực với Hạm đội Biển Đen Nga", ông Melnyk cho biết.
Type 212A là mẫu tàu ngầm tấn công có lượng giãn nước 1.800 tấn, có khả năng lặn liên tục trong 3 tuần mà không cần lấy dưỡng khi từ bên ngoài, tầm hoạt động 15.000km. Tàu ngầm được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm và có khả năng rải mìn.
Ông Melnyk cũng hối thúc Đức gửi khinh hạm Lubeck - tàu chiến mà hải quân Đức mới loại biên vào ngày 15/12/2022. Ông Melnyk nói các hệ thống vũ khí hiện đại trên tàu là nguyên nhân mà Ukraine mong muốn được cung cấp, bao gồm tên lửa phòng không Sea Sparrow và tên lửa chống hạm Harpoon.
Đánh giá đề xuất của ông Melnyk, các nhà quan sát bày tỏ quan điểm trái chiều, theo Sputnik. Có ý kiến nói rằng ngay cả khi Đức đồng ý cung cấp, cần sự cho phép của Thổ Nhĩ Kỳ để đưa tàu ngầm tới Biển Đen.
Không lâu sau khi đột nổ ra, Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố đóng eo biển Bosphorus, không cho các tàu chiến nước ngoài ra vào khu vực. Các tàu chiến Nga có căn cứ ở Biển Đen vẫn được phép di chuyển nhưng phải thông báo trước lịch trình.
Ngày 29/1, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã lên tiếng về đề xuất cung cấp cung cấp thêm vũ khí từ phía Ukraine, cho rằng cần "thận trọng".
Ông Scholz nói vấn đề máy bay chiến đấu "hoàn toàn không được đặt ra" và cho rằng không nên cạnh tranh liên tục để "vượt người khác trong vấn đề vũ khí". Ông cũng khẳng định Đức không phải là một bên tham chiến và sẽ tìm cách để đảm bảo tình hình không leo thang.
Thủ tướng Đức cũng kêu gọi đối thoại trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin để đạt được mục tiêu ngừng bắn.
Ukraine cho hay, quân đội nước này đã đẩy lùi đợt tấn công của lực lượng Nga vào thị trấn Blahodatne (phía đông Donetsk), trong khi nhóm lính đánh thuê Wagner tuyên bố kiểm soát...
Nguồn: [Link nguồn]