Điều gì xảy ra ở New Zealand sau tuyên bố chiến thắng Covid-19?

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern từng tuyên bố đánh bại Covid-19 nhưng có những dấu hiệu cho thấy tình trạng lây nhiễm vẫn diễn ra ở quốc gia này.

Theo SCMP, trong khi các quốc gia trên thế giới tập trung làm giảm mức độ lây nhiễm virus, New Zealand gây chú ý bằng cách chặn đứng nguồn lây nhiễm.

Hôm 10.4, bà Ardern đã tuyên bố New Zealand đã chiến thắng trước đại dịch Covid-19. Đến ngày 16.4, bà Adern nói thêm: “Chúng ta có cơ hội để làm điều mà không một quốc gia nào khác đạt được. Đó là loại bỏ hoàn toàn dịch bệnh”.

Nhưng đến ngày 18.4, quốc gia này vẫn ghi nhận thêm 13 ca nhiễm và ca nghi nhiễm Covid-19. Tổng cộng New Zeleand đã xét nghiệm cho 79.000 người và có 1.422 ca nhiễm.

New Zealand chưa loại bỏ hoàn toàn dịch bệnh Covid-19.

New Zealand chưa loại bỏ hoàn toàn dịch bệnh Covid-19.

Điều này khiến chính phủ New Zealand chưa vội nới lỏng lệnh phong tỏa mà chờ đến ngày 26.4, thời điểm lệnh phong tỏa kéo dài một tháng kết thúc.

Nick Wilson, giáo sư về y tế tại Đại học Otago, người cố vấn cho chính phủ, nói New Zealand hiện có 75% khả năng chấm dứt hoàn toàn tình trạng lây nhiễm trong vòng 1-2 tháng tới.

Ông Wilson nói chính phủ vẫn cần phải áp đặt biện pháp cách ly 14 ngày tại biên giới cho đến khi thế giới có vaccine.

Giới quan sát cho rằng mục tiêu loại bỏ hoàn toàn dịch bệnh của New Zealand không thực tế và có thể gây tổn thất to lớn với nền kinh tế.

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern hiện chưa thông báo nới lỏng phong tỏa.

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern hiện chưa thông báo nới lỏng phong tỏa.

Ngay cả khi New Zealand thành công, quốc gia này sẽ buộc phải đóng cửa biên giới với nhiều quốc gia trong một khoảng thời gian đáng kể để ngăn chặn virus. Điều đó sẽ làm suy giảm ngành công nghiệp du lịch, nguồn thu ngoại tệ chính của New Zealand.

Ở trong nước, tỉ lệ thất nghiệp đã lên tới 13% và nhiều người dân New Zealand đặt câu hỏi rằng nếu tiếp tục phong tỏa, họ sẽ kiếm đâu ra tiền chi trả cho các khoản chi phí hàng tháng.

Một giải pháp khác là mở lại trường học, khôi phục hoạt động kinh doanh, cho phép người dân di chuyển trong nước và vẫn duy trì các biện pháp giãn cách xã hội với nhóm người có nguy cơ cao, cấm tụ tập quá 100 người.

“Tôi không nghĩ rằng chính phủ có thể sớm chấm dứt hoàn toàn tình trạng lây nhiễm khi tỉ lệ người nhiễm không bộc lộ triệu chứng ở mức cao”, Simon Thornley, giảng viên dịch tễ học ở Đại học Auckland, người ủng hộ giải pháp khôi phục hoạt động kinh tế, xã hội.

“Úc có tốc độ lây nhiễm virus thấp hơn mà không áp đặt các biện pháp cứng rắn như chúng ta”, Simon nói.

Những người ủng hộ giải pháp cứng rắn của chính phủ cũng thừa nhận việc loại bỏ hoàn toàn dịch bệnh cần thời gian.

“Việc loại bỏ hoàn toàn Covid-19 trong cộng đồng cần thời gian và không hề đơn giản”, chuyên gia Michael Plank đến từ Đại học Canterbury, nói. “Số ca nhiễm có thể tăng trở lại nếu chúng ta vội vàng nới lỏng phong tỏa”.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Quốc gia phát ”thẻ miễn dịch Covid-19” cho người dân

Quốc gia này tuyên bố sẽ phát “thẻ miễn dịch Covid-19” cho những người nhiễm virus đã hồi phục. Thẻ này sẽ chứng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN