Sau tất cả, châu Âu vẫn không thể thiếu khí đốt Nga
Bất chấp những căng thẳng diễn ra trong thời gian gần đây, khí đốt Nga vẫn là mặt hàng không thể thiếu đối với châu Âu.
Châu Âu bị tổn thương bởi nhận ra sự thật về khí đốt Nga Ý kiến này được ông Alexander Kirk - một chuyên gia của tổ chức quốc tế Global Witness bày tỏ trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Daily Express.
Sau nhiều tháng tranh cãi gay gắt, các nhà chức trách EU cuối cùng đã đồng ý về một mức giá cận biên cho khí đốt nhập khẩu. Như ông Kirk lưu ý, quyết định này có hai mục tiêu: làm chậm tốc độ tăng giá đối với người tiêu dùng và hạn chế thu nhập của Nga từ việc bán nhiên liệu.
"Tuy nhiên thỏa thuận mà EU vừa thông qua rõ ràng sẽ không trở thành cái gọi là 'viên đạn bạc' trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng hiện nay", chuyên gia Kirk nhận xét.
Ngoài ra cần lưu ý, chính Moskva đã chủ động giảm nguồn cung cấp nhiên liệu xanh. Theo đánh giá từ nhà phân tích, sau khi quyết định từ chối nguồn cung cấp khí đốt từ Liên bang Nga, châu Âu đã phát hiện ra một sự thật rất khó chịu.
“Không có cách nào hiệu quả để thay thế nhiên liệu hóa thạch, châu Âu đã phát hiện ra điều này trong năm nay. Từ nhiều thập kỷ qua, ngành công nghiệp khí đốt đã làm việc chăm chỉ để khiến EU phụ thuộc vào nguồn năng lượng nói trên” chuyên gia Kirk nhận xét.
Thực tế là Liên minh châu Âu tiếp tục trả tiền cho Nga để nhận được khí đốt, điều mà họ không thích lắm. Để ngừng thực hiện bước đi trên, EU đã phải nỗ lực tìm kiếm những nhà cung cấp thay thế.
Một trong những vấn đề quan trọng là Qatar - quốc gia dự định sẽ trở thành nhà cung cấp chủ yếu cho EU để thay thế Nga cuối cùng cũng đã trở thành một đối tác khó chịu đối với "những nền dân chủ phương Tây".
“Bây giờ chúng ta thấy kết quả: Châu Âu buộc phải lựa chọn giữa một cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có, hoặc tiếp tục phụ thuộc vào Nga hoặc Qatar. Việc giới hạn giá của EU sẽ không giải quyết được tận gốc vấn đề”, chuyên gia Kirk nhấn mạnh.
Theo nhận xét, các nước châu Âu cần hướng đầu tư nhiều hơn vào phát triển năng lượng xanh. Một cơ sở hạ tầng như vậy sẽ mang lại cho Liên minh châu Âu sự độc lập khỏi những nước xuất khẩu nhiên liệu, nền kinh tế EU ngày nay không thể tồn tại nếu thiếu năng lượng hóa thạch.
Trong diễn biến khác, Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) - bà Valentina Matviyenko cho biết tại một cuộc họp báo sau phiên họp rằng các quốc gia chọn từ bỏ dầu khí Nga vẫn mua và sẽ tiếp tục mua chúng, nhưng thông qua trung gian.
Chính trị gia này cũng nhấn mạnh rằng hiện tại không cần phải tăng cường sản xuất các nguồn năng lượng bởi việc làm trên hoàn toàn vô nghĩa khi sản lượng hiện tại đủ đáp ứng nhu cầu.
Ngoài ra Chủ tịch Thượng viện Nga cũng cảnh báo phương Tây rằng trò chơi áp giá trần đối với các nguồn năng lượng của Nga có thể dẫn đến việc giảm đầu tư vào sản xuất trên thế giới cũng như việc cung cấp hydrocarbon cho thị trường quốc tế.
“Những người từ chối các nguồn năng lượng của Nga sẽ phải thông qua móc ngoặc hoặc trung gian, như vậy họ sẽ mua dầu khí của chúng tôi với giá cắt cổ, vì khối lượng bán trên thị trường là nhất định".
"Cho dù bạn chia nó như thế nào, giống như một chiếc bánh, sẽ không còn là chiếc bánh ban đầu nữa", bà Valentina Matvienko cảnh báo.
Nga đang soạn thảo kế hoạch đáp trả việc EU áp giá trần dầu thô và mới đây nhất là giá trần khí đốt.
Nguồn: [Link nguồn]