Sau siêu bão "quái vật", Mỹ thiếu lực đối phó Triều Tiên

Việc quân đội Mỹ phải phân tán lực lượng đối phó với siêu bão “quái vật” Irma và Maria đã tác động không nhỏ đến chiến lược đem quân đến Afghanistan và bán đảo Triều Tiên.

Sau siêu bão "quái vật", Mỹ thiếu lực đối phó Triều Tiên - 1

Siêu tàu đổ bộ USS Wasp của Mỹ vẫn chưa thể khởi hành đến gần bán đảo Triều Tiên.

Theo CNN, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis mới đây đã nhắc đến những thách thức mà quân đội Mỹ phải đối mặt sau hai siêu bão đổ bộ hồi tháng trước.

Nhiều đơn vị quân đội Mỹ vẫn còn đang ở Puerto Rico để hỗ trợ công tác khắc phục sự cố sau siêu bão.

“Chúng ta nên sẵn sàng với viễn cảnh các hoạt động điều quân ở nước ngoài bị gián đoạn vì các binh sĩ đã không có sự chuẩn bị cần thiết”, ông Mattis nói trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ.

Các binh sĩ Mỹ hiện diện ở Afghanistan là những người chịu ảnh hưởng đầu tiên.

3.500 quân sắp được bổ sung hoặc thay thế đơn vị cũ ở Afghanistan sẽ chưa thể rời Mỹ đúng theo kế hoạch. Những binh sĩ ở Afghanistan thì chưa thể trở về nhà.

Một số đơn vị sẽ phải bỏ lại quân trang để về trước, cho đến khi các máy bay vận tại quân sự xuất hiện để thu dọn nốt những gì còn lại.

Các binh sĩ Mỹ cũng sẽ phải tới châu Âu, để đáp chuyến bay quân sự đến Trung Đông. Vì toàn bộ máy bay vận tải ở quê nhà đã được huy động để vận chuyển hàng cứu trợ sau siêu bão.

Tác động của siêu bão “quái vật” còn ảnh hưởng đến lực lượng Mỹ trên biển. Siêu tàu đổ bộ tấn công USS Wasp hiện vẫn đang ở lại vùng biển Caribbean để hỗ trợ công tác cứu hộ, khắc phục sự cố tại Puerto Rico.

Sau siêu bão "quái vật", Mỹ thiếu lực đối phó Triều Tiên - 2

Máy bay vận tải quân sự Mỹ hiện đang bận rộn với công tác cứu trợ nhân đạo ở Puerto Rico.

Hải quân Mỹ cũng tăng cường thêm 13 trực thăng để đưa hàng cứu trợ đến những nơi bị siêu bão tàn phá mạnh nhất.

Ban đầu, tàu USS Wasp được ấn định khởi hành đến Sasebo, Nhật Bản vào ngày 30.8. Nhưng cho đến những ngày đầu tháng 10, con tàu vẫn chưa đi qua vùng biển Caribe.

Siêu tàu đổ bộ USS Wasp mang theo các chiến đấu cơ F-35 là vũ khí chiến lược nhằm răn đe Triều Tiên. Quan chức Mỹ không tiết lộ liệu con tàu còn phải ở lại Caribe trong bao lâu nữa.

Một vấn đề khác là việc các nhà hoạch định quân sự Mỹ sẽ muốn huy động 3 nhóm tác chiến tàu sân bay đến vùng biển Tây Thái Bình Dương để răn đe Triều Tiên.

Tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan hiện đang ở Hong Kong và sẽ sớm tiếp tục hành trình áp sát bán đảo Triều Tiên. Tàu USS Theodore Roosevelt dự kiến sẽ có mặt tại vùng biển Tây Thái Bình Dương vào cuối năm nay.

Tàu USS Nimitz rời căn cứ ở Trung Đông để hội quân cùng 2 tàu sân bay hạt nhân ở Thái Bình Dương.

Nhưng hiện chưa rõ liệu Mỹ sẽ điều tàu sân bay nào đến thay thế USS Nimitz ở Trung Đông, trong bối cảnh công tác cứu trợ nhân đạo ở quê nhà vẫn đang hết sức bận rộn.

Mất 2 tàu chiến, Mỹ để lộ điểm yếu trước tên lửa Triều Tiên

Hạm đội 7 của hải quân Mỹ đang phải đối mặt với nhiều thách thức sau khi 2 tàu chiến có năng lực đánh chặn tên lửa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN