Sau S-400, Nga tăng cường 'mãnh thú' Pantsir-S trực chiến ở Crimea

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn và tầm trung Pantsir-S1 đã được Nga đưa vào trực chiến tại bán đảo Crimea, nhằm tăng khả năng phòng thủ của Quân khu phía Nam.

Sau S-400, Nga tăng cường 'mãnh thú' Pantsir-S trực chiến ở Crimea - 1

Nga tăng cường 'mãnh thú' Pantsir-S trực chiến ở Crimea. Ảnh: RIA Novosti

"Các hệ thống phòng không Pantsir-S1 mới nhất đã được lực lượng phòng không của Quân khu phía Nam đưa vào trực chiến tại Crimea. Đây là các hệ thống phòng không được Nga trang bị cho Crimea hồi tháng 10/2018 như một phần của kế hoạch bảo đảm an ninh cho Quân khu phía Nam", tuyên bố của bộ phận báo chí Quân khu phía Nam của Nga sáng ngày 30/11 cho biết.

Trước đó vào hôm qua 29/11, trung đoàn tên lửa phòng không S-400 thứ tư của Nga ở Crimea đã bắt đầu nhận nhiệm vụ trực chiến ở phía Bắc Bán đảo Crimea, cách biên giới Ukraine chỉ 20 km.

Theo đó, các đơn vị chiến đấu của Nga đã triển khai bệ phóng S-400 tới Djankoy, phía Bắc Bán đảo Crimea và sẽ bắt đầu thực hiện công việc theo dõi các mục tiêu.

Pantsir-S1 có thể được triển khai trên đất liền hoặc trên biển, được thiết kế để bảo vệ các khu vực mục tiêu trọng yếu, các điểm dân cư và quân sự, đội hình đơn vị chiến đấu cơ động lên tới cỡ trung đoàn hoặc các tổ hợp phòng không khác như S-300/S-400.

Các mục tiêu trên không mà tổ hợp này có thể tiêu diệt là các loại máy bay, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và vũ khí dẫn đường chính xác không đối đất.

Pantsir-S1 được phát triển với 2 biến thể chính, đặt trên khung gầm bánh xích và khung gầm xe bánh lốp.

Bán đảo Crimea và thủ phủ Sevastopol đã trở thành một phần của Liên bang Nga sau cuộc trưng cầu dân ý tháng 3/2014. 96,77% người dân Crimea và 95,6% người dân thủ phủ Sevastopol bỏ phiếu thông qua việc tách ra khỏi Ukraine để gia nhập vào Nga.

Mỗi tổ hợp phòng không Pantsir-S1 gồm 2 khẩu pháo phòng không tự động 2 nòng 30 mm và các tên lửa đất đối không 57E6 cùng với radar hoặc thiết bị quang học theo dõi mục tiêu và đài chỉ huy vô tuyến.

Động thái của Nga diễn ra trong bối cảnh lực lượng biên phòng trực thuộc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã bắt giữ ba tàu hải quân Ukraine trên Biển Đen khi các tàu này tìm cách xâm nhập trái phép lãnh hải Nga. Sự việc diễn ra gần bán đảo Crimea.

Các tàu này đã không đáp ứng yêu cầu của lực lượng biên phòng Nga dừng ngay việc thâm nhập trái phép mà còn có những hành động nguy hiểm. Nga đã phải buộc phải sử dụng vũ khí đối với các tàu này. Cả ba tàu của Ukraine đã bị bắt giữ và trong đụng độ có ba quân nhân nước này bị thương và được hỗ trợ y tế.

Điểm danh lực lượng quân đội Mỹ sẵn sàng ”nhúng tay” vào Ukraine

Sau khi Nga nổ súng và tạm giữ ba tàu quân sự của Hải quân Ukraine cùng toàn bộ thủy thủ đoàn, căng thẳng ở vùng biển...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tùng Dương - RIA Novosti ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN