Sau nhiều lần doạ bỏ, Tổng thống Philippines khôi phục đầy đủ hiệp ước quan trọng với Mỹ

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vừa khôi phục thoả thuận đóng vai trò nền tảng cho sự hiện diện quân sự của Mỹ ở quốc gia này, nhân chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin trong cuộc tiếp kiến Tổng thống Philipines Rodrigo Duterte ngày 29/7. (Ảnh: Reuters)

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin trong cuộc tiếp kiến Tổng thống Philipines Rodrigo Duterte ngày 29/7. (Ảnh: Reuters)

Thoả thuận các lực lượng viếng thăm (VFA) tạo khuôn khổ pháp lý cho việc luân chuyển hàng ngàn lính Mỹ đến Philippines huấn luyện và tập trận. Văn bản này càng có vai trò quan trọng trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh đang nỗ lực đối phó với một Trung Quốc ngày càng quyết liệt.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzna nói rằng ông không chắc lý do vì sao Tổng thống Duterte thay đổi thái độ hoàn toàn, nhưng quyết định này được đưa ra tại cuộc gặp Bộ trưởng Austin tại Manila ngày 29/7.

Quyết định của ông Duterte sẽ không tạo ra nhiều thay đổi trên thực địa vì thoả thuận này chưa từng bị dừng triển khai, nhưng sẽ bảo đảm tính ổn định cho quan hệ song phương.

“Điều này tạo nên sự chắc chắn để chúng ta tiến về phía trước, chúng ta có thể lên kế hoạch dài hạn và thực hiện nhiều kiểu hoạt động huấn luyện”, ông Ausstin nói trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Philippines.

Philippines là đồng minh có hiệp ước với Mỹ, và nhiều thoả thuận quân sự song phương đều phải dựa vào VFA.

Ông Duterte tuyên bố sẽ vứt bỏ VFA sau khi Mỹ từ chối cấp visa cho một thượng nghị sĩ thân cận với ông. Tuy nhiên, vị tổng thống được ví như Donald Trump của châu Á này nhiều lần trì hoãn quyết định huỷ bỏ, gần đây nhất là vào tháng trước.

Đối với Mỹ, việc luân chuyển quân đến quốc gia Đông Nam Á này không chỉ có vai trò quan trọng đối với Philippines, mà còn có ý nghĩa chiến lược để đối phó với những hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc ở khu vực.

“Quyết định của ông Duterte mở ra khả năng tăng cường quan hệ đồng minh giữa hai nước”, ông Greg Poling, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược ở Washington, đánh giá.

Trong bối cảnh tranh chấp ở Biển Đông đang nóng bỏng, Mỹ gần đây nhắc lại cảnh báo rằng một cuộc tấn công vào lực lượng Philippines trên Biển Đông sẽ kích hoạt hiệp ước quốc phòng tương hỗ Mỹ - Philippines có từ năm 1951.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi về tính khí khó đoán của ông Duterte.

“Ăn mừng sớm có lẽ là chưa nên, chừng nào ông Duterte còn là tổng thống”, ông Aaron Connelly, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế, đánh giá.

Cuộc bầu cử tổng thống Philippines sẽ diễn ra trong năm sau. Dù ông Duterte không đủ điều kiện tái tranh cử, nhưng đảng của ông đang khuyến khích ông chạy đua vị trí phó tổng thống.

Ông Duterte tuyên bố rắn về Biển Đông, Trung Quốc trong bài phát biểu cuối

Trong bài phát biểu cuối cùng trước khi rời Điện Malacanang, Tổng thống Duterte ra tuyên bố cứng rắn về Biển Đông và bác...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Giang ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN