Sau khi Càn Long qua đời, các phi tần có kết cục ra sao?
Mặc dù là phi tần của hoàng đế nhưng không phải ai cũng được hưởng một cuộc đời hạnh phúc. Kết cục của 3 người phụ nữ trong bài viết dưới đây cho thấy điều đó.
Hình ảnh nhân vật Càn Long đế và các thê thiếp trên phim truyền hình Trung Quốc. Ảnh minh họa
Hậu cung của hoàng đế trong xã hội phong kiến Trung Hoa vốn được mệnh danh là nơi tập trung của “ba ngàn giai lệ”. Tuy nhiên, đây thực ra chỉ là một cách nói khoa trương.
Trên thực tế, hậu cung của hoàng đế Trung Hoa dù có không ít mỹ nhân song cũng không nhiều đến mức đó. Hơn nữa, việc số lượng phụ nữ trong hậu cung quá nhiều cũng là một gánh nặng về chi phí cho triều đình.
Trong hậu cung của hoàng đế Càn Long thời nhà Thanh, số lượng mỹ nhân được thống kê ghi chép chính thức là 41 người. Đương nhiên con số này chưa đúng với thực tế.
Theo Sohu, không rõ lý do vì sao nhưng một số người có địa vị là thị thiếp của Càn Long đã bị bỏ sót, không được lưu danh.
Một câu hỏi được đặt ra là: Sau khi Càn Long qua đời, các phi tần của ông có kết cục ra sao?
Trả lời cho câu hỏi này, Sohu đã dẫn tư liệu về một số phi tần sau khi Càn Long qua đời. Kết cục của họ cũng kết cục chung mà những người phụ nữ trong hậu cung thường phải đối mặt khi “chỗ dựa” của họ không còn nữa.
1. Uyển Quý Thái phi Trần Thị
Theo Baidu, Uyển Quý phi (1716 - 1807) vốn dĩ mang họ Trần, sử sách Trung Quốc gọi bà là Trần Thị.
Trần Thị vào cung năm 15 tuổi, khi đó Càn Long còn chưa đăng cơ. Bà nhập cung với thân phận là thị thiếp và cũng là một trong những người phụ nữ ở bên cạnh Càn Long sớm nhất.
Từ sau khi nhập cung, bà ở trong cung một mạch hơn 70 năm. Vì là người Hán nên địa vị của Trần Thị trong hậu cung không được cao.
Ngay cả khi Càn Long lên làm vua, bà cũng chỉ được phong làm Thường tại - một tước hiệu dành cho nữ quan nhà Minh, đến đời nhà Thanh thì trở thành một cấp bậc thấp của phi tần.
Một năm sau, Trần Thị mới được phong lên làm Quý nhân. Từ đó cho đến hơn chục năm sau đó, bà không được tấn thăng địa vị thêm một lần nào nữa.
Từ việc này có thể nhận thấy, Trần Thị không nhận được sự sủng ái của Càn Long.
Hình ảnh nhân vật Uyển phi trên phim truyền hình Trung Quốc.
Vào năm Càn Long thứ 14 (năm 1749), sau khi Hoàng hậu Phú Sát Thị và Tuệ Hiền Hoàng Quý phi lần lượt qua đời, thê thiếp trong hậu cung không còn lại là bao, Càn Long mới chiếu cố phong cho Trần Thị làm Uyển tần, làm chủ hậu cung.
Mặc dù Uyển phi được phong thưởng nhưng việc này hoàn toàn không xuất phát từ tình cảm mà hoàng đế dành cho bà. Đây chẳng qua chỉ là một sự an ủi mà Càn Long muốn thể hiện ra ngoài mà thôi.
46 năm tiếp theo đó, Trần Thị vẫn chỉ là “tần”. Khi đó, bà đã không còn là một phụ nữ trẻ trung kiều diễm như trước. Ở tuổi 79, khi đã trở thành một bà lão già nua, Uyển tần mới được tấn thăng lên làm Uyển phi.
Sau khi Càn Long thoái vị, bà vẫn chỉ được gọi là Uyển phi của Thái thượng hoàng.
Bốn năm sau khi nhường ngôi cho con trai là hoàng đế Gia Khánh, Càn Long băng hà. Uyển phi khi đó đã 84 tuổi, gần cả đời người chôn vùi trong hậu cung lạnh lẽo, không nhận được sự quan tâm của vua.
Dẫu vậy, Uyển phi vẫn được công nhận là phi tử có thời gian ở cạnh Càn Long lâu nhất. Sau khi Càn Long mất, bà được phong là Uyển Quý Thái phi, trở thành người tôn quý nhất trong hoàng thất nhà Thanh.
6 năm sau, Uyển Quý Thái phi qua đời ở tuổi 90, không con cái.
2. Dĩnh Quý Thái phi
Dĩnh Quý Thái phi Ba Lâm Thị (1731-1800) cũng là một trong những phi tần có tuổi thọ cao của Càn Long. Bà vào cung hồi tháng giêng năm Càn Long thứ 13 (1748) thông qua quá trình tuyển tú.
Vì là người Mông Cổ nên vừa vào cung, Ba Lâm Thị đã được phong ngay làm Thường tại.
Thông thường dưới thời nhà Thanh, nếu là phụ nữ thuộc tầng lớp quý tộc người Mãn hoặc Mông Cổ, sau khi vào cung sẽ được ban ngay địa vị cao quý hơn vị trí này. Vậy nên từ việc được phong làm Thường tại, có thể nhận thấy xuất thân của Ba Lâm Thị cũng tương đối bình thường.
Tuy nhiên tháng 4 cùng năm đó, bà được tiếp tục phong làm Quý nhân. Ở bên cạnh Hoàng đế 3 năm, dù không sinh được con nhưng nhờ được Càn Long sủng ái nên bà tiếp tục được tấn thăng lên làm Dĩnh tần.
So với Uyển Quý Thái phi Trần Thị, Ba Lâm Thị rõ ràng được ưu ái hơn rất nhiều. Đó cũng chính là lý do vì sao trong hậu cung, các phi tần đều sẵn sàng vắt óc nghĩ đủ mọi cách để nhận được sự yêu chiều của hoàng đế.
Hình ảnh nhân vật Dĩnh phi trên phim truyền hình Trung Quốc.
Dĩnh tần từng nhiều lần cùng Càn Long du ngoạn Giang Nam. Năm Càn Long thứ 24, Dĩnh tần tiếp tục được phong làm Dĩnh phi. Song liên tục 39 năm sau đó, địa vị của bà không có thêm bất kỳ sự thay đổi nào, nguyên nhân cũng không được ghi chép trong lịch sử.Sau khi Càn Long thoái vị, ông nhường ngôi cho con trai và lên làm Thái thượng hoàng. Trong giai đoạn này, Dĩnh phi ở tuổi 68 mới được phong làm Quý phi.
Một săm sau, Càn Long qua đời, Dĩnh phi được tấn thăng làm Dĩnh Quý Thái phi.
Bà cùng Uyển Thái Quý phi ở trong cung Thọ Khang của Hoàng thái hậu. Vì trong cung không có Thái hậu nên họ trở thành hai người phụ nữ lớn tuổi nhất, có thâm niên nhất chốn hậu cung.
Năm Dĩnh Quý Thái phi đại thọ 70 tuổi, con nuôi của bà là Hoàng tử Vĩnh Lân đã lên kế hoạch, tổ chức cho bà một lễ thượng thọ long trọng. Tuy nhiên Gia Khánh vốn là người độc đoán, ông cho rằng Vĩnh Lân đang không coi mình ra gì nên đã lớn tiếng giáo huấn chỉ trích, buổi lễ thượng thọ vì vậy mà không được trọn vẹn.
Ba Lâm Thị vì quá lo lắng, bà sợ hoàng đế sẽ gây khó dễ cho con trai nuôi của mình nên 20 ngày sau đã qua đời.
3. Tấn phi Phú Sát Thị
Tấn phi Phú Sát Thị là một phụ nữ đáng thương trong hậu cung của Càn Long.
Trang Sohu dẫn các nguồn sử liệu Trung Quốc cho hay, Phú Sát Thị đoản mệnh, sống được hơn 40 tuổi và ở cạnh Càn Long được một năm. Năm Càn Long 88 tuổi, ông vẫn tiến hành tuyển tú, đưa Phú Sát Thị khi đó mới mười mấy tuổi vào cung.
Mặc dù được phong làm Quý phi nhưng chỉ được một năm, bà đã phải đối mặt với những chuỗi ngày cô quả một mình, đây cũng là nỗi bất hạnh lớn nhất đời người phụ nữ.
Đến năm Gia Khánh thứ 25, sau khi Đạo Quang kế vị, bà trở thành phi tần duy nhất của Càn Long còn tại thế và được tấn phong làm Hoàng tổ Tấn phi.
Phú Sát Thị mặc dù được hưởng đãi ngộ tốt nhưng tâm trạng luôn u uất, muộn phiền. Một năm sau đó, bà cũng qua đời.
Hình ảnh các thê thiếp của hoàng đế Càn Long trên phim truyền hình Trung Quốc.
Cuộc đời phần lớn phụ nữ trong hậu cung của hoàng đế thường kết thúc trong bi kịch bởi vận mệnh của họ hoàn toàn không do họ làm chủ. Bước vào chốn thâm cung là đồng nghĩa với việc đánh mất tự do, tự đeo gông vào cổ của mình.
Dưới một số triều đại phong kiến Trung Quốc, sau khi hoàng đế chết, phi tần còn phải tuẫn táng cùng, cuộc đời kết thúc trong đau khổ, vô vị.
Tuy nhiên, ngay cả khi không phải chết theo vua, may mắn được sống tiếp thì cuộc đời của họ cũng chỉ loanh quanh chốn hậu cung, sống nốt quãng đời còn lại mà không được phép tìm kiếm hạnh phúc mới.
Nổi tiếng là vị hoàng đế trăng hoa, chơi bời bậc nhất lịch sử Trung Quốc, nhưng đa tình đến mức có những mối quan...
Nguồn: [Link nguồn]