Sau chuyến thăm Trung Quốc, Thủ tướng quần đảo TBD chỉ trích Mỹ và Úc

Thủ tướng của quần đảo Thái Bình Dương tuyên bố, Trung Quốc sẽ "lấp đầy khoảng trống" trong ngân sách khó khăn của quần đảo này, sau khi Úc và một số đối tác bất ngờ "rút lại hàng triệu USD tài trợ như đã hứa". Chính quyền Úc đã lên tiếng về việc này. 

Thủ tướng Quần đảo Solomon Manasseh Sogavare tuyên bố Trung Quốc đồng ý hỗ trợ ngân sách cho quần đảo này trong năm 2023. Ảnh minh họa: AP

Thủ tướng Quần đảo Solomon Manasseh Sogavare tuyên bố Trung Quốc đồng ý hỗ trợ ngân sách cho quần đảo này trong năm 2023. Ảnh minh họa: AP

Guardian ngày 17/7 đưa tin, Thủ tướng Quần đảo Solomon Manasseh Sogavare chỉ trích Úc và Mỹ vì đã lên án việc Solomon ký hiệp ước an ninh với Trung Quốc, cho rằng Bắc Kinh là một đồng minh đáng hoan nghênh của Solomon.

"Chỉ mất 9 giờ bay từ Trung Quốc tới đây", Thủ tướng của Quần đảo Solomon nói. "Mỹ và Úc không nên lo ngại về sự hỗ trợ của Trung Quốc với chúng tôi". 

Ông Sogavare đưa ra chỉ trích trong một cuộc họp báo ngày 17/7, sau khi trở về từ chuyến thăm Trung Quốc kéo dài một tuần. Thủ tướng Quần đảo Solomon cho biết, Trung Quốc đã đồng ý "bù đắp" cho ngân sách thiếu hụt của quần đảo trong năm 2023. Ông Sogavare đổ lỗi cho một số đối tác viện trợ truyền thống của Solomon như Úc hay New Zealand vì đã đồng ý bù đắp khoản thiếu hụt trong ngân sách của quần đảo nhưng sau đó rút lại. 

"Một số đối tác tài trợ cam kết hỗ trợ ngân sách cho Solomon trong năm nay đã thay đổi quan điểm và trì hoãn việc hỗ trợ. Solomon đang gặp khó khăn trong việc bù đắp ngân sách thiếu hụt trong năm 2023", ông Sogavare nói. 

"Điều đó khiến đất nước và người dân Solomon rơi vào tình trạng khó khăn. Nhưng tôi rất mừng khi thông báo rằng Trung Quốc đã đẩy mạnh việc hỗ trợ ngân sách cần thiết cho Solomon trong năm 2023", Thủ tướng Quần đảo Solomon nói thêm. 

Ông Sogavare còn cho biết, Trung Quốc đang cung cấp dịch vụ y tế, nông nghiệp, thể thao, xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ giải quyết ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở Solomon. 

Thủ tướng Quần đảo Solomon cho rằng các đồng minh truyền thống của quần đảo không nên lo ngại về mối quan hệ đang phát triển của Solomon với Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào khác. 

"Quần đảo Solomon không có thù, chỉ có bạn. Chúng tôi dang rộng vòng tay và tìm kiếm sự hợp tác với mọi quốc gia", ông Sogavare nói. 

Trong một tuyên bố sau đó, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc cho biết, nước này không rút lại bất cứ khoản tài trợ phát triển nào của Quần đảo Solomon. "Úc đã thực hiện các cam kết hỗ trợ ngân sách cho Quần đảo Solomon trong năm nay. Việc hỗ trợ này phân bố ở nhiều lĩnh vực gồm y tế, giáo dục và bầu cử", một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc cho hay.

Từ lâu, Úc đã là đối tác của Quần đảo Solomon. Nhưng những năm gần đây, Trung Quốc đẩy mạnh phát triển quan hệ với quần đảo này nhằm tăng cường sự hiện diện ở khu vực Thái Bình Dương.

Năm 2022, Quần đảo Solomon ký hiệp ước an ninh với Trung Quốc, cho phép Bắc Kinh có thể triển khai "các lực lượng thích hợp" để bảo vệ nhân viên cùng dự án của nước này ở Solomon, đồng thời quần đảo này có thể yêu cầu Bắc Kinh điều động cảnh sát vũ trang, binh sĩ và lực lượng hành pháp Trung Quốc tới để thực hiện các nhiệm vụ nhân đạo hoặc an ninh.

Mỹ và Úc bày tỏ lo ngại về hiệp ước trên. Hai quốc gia này từ lâu lo ngại khả năng Trung Quốc xây dựng căn cứ hải quân ở Nam Thái Bình Dương. Bất kỳ sự hiện diện quân sự nào của Trung Quốc ở Thái Bình Dương đều có thể buộc Mỹ và Úc phải thay đổi phương án quân sự trong khu vực.

Chiến thuật tấn công mới của Trung Quốc đe dọa chiến lược ÂĐD-TBD của Mỹ?

Theo giới phân tích, chiến thuật tăng khả năng hợp tác và phối hợp chiến đấu của Trung Quốc có thể thách thức chiến lược phòng thủ quần đảo của Mỹ ở Ấn Độ Dương...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo BẰNG LÂU - Guardian ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN