Sau 33 năm, điều kỳ lạ đang diễn ra tại vùng thảm họa hạt nhân Chernobyl

Báo cáo bất ngờ từ Liên Hợp Quốc (LHQ) cho biết khu vực cách ly trong thảm họa Chernobyl vô tình trở thành khu bảo tồn độc đáo cho đa dạng sinh học.

Sau 33 năm, điều kỳ lạ đang diễn ra tại vùng thảm họa hạt nhân Chernobyl - 1

LHQ đưa ra báo cáo gây bất ngờ về thảm họa hạt nhân Chernobyl

Thảm họa hạt nhân Chernobyl - vụ tai nạn lớn nhất trong toàn bộ lịch sử ngành năng lượng hạt nhân thế giới - xảy ra ngày 26/4/1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraine (lúc ấy còn là một phần của Liên bang Xô viết) gặp sự cố và phát nổ.

Theo tạp chí Time, thống kê của Liên Hợp Quốc năm 2005 cho biết, khoảng 4.000 người thiệt mạng do thảm họa hạt nhân Chernobyl. Trong khi, khoảng 100.000 người được sơ tán đến nơi an toàn. Khu vực xảy ra sự cố trở thành vùng cách ly đặc biệt.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của LHQ cho thấy điều kỳ lạ xảy ra tại vùng cách ly khi nó trở thành một khu bảo tồn độc nhất cho đa dạng sinh học.

"Sự phục hồi môi trường sống bị nhiễm xạ trong vùng cách ly được tạo điều kiện bằng việc loại bỏ các hoạt động công-nông nghiệp của con người tại đây. Do đó, số lượng nhiều loài động-thực vật đã tăng lên đáng kể. Các điều kiện hiện tại cũng tác động tích cực tới môi trường sống ở khu vực cách ly", nghiên cứu trên diễn đàn Chernobyl của LHQ ghi rõ.

Sau 33 năm, điều kỳ lạ đang diễn ra tại vùng thảm họa hạt nhân Chernobyl - 2

Hiện trường nhà máy Chernobyl sau thảm họa hạt nhân

Thực tế, những phóng xạ do thảm họa hạt nhân gây ra khiến nhiều động thực vật chết ngay lập tức trong phạm vi 20-30 km so với nhà máy Chernobyl. Nhưng sau đó, không có báo cáo về tác động tương tự với động thực vật ở ngoài phạm vi đó (khu vực cách ly).

Vài năm đầu, động thực vật ở khu vực cách ly có khiếm khuyết về di truyền do ảnh hưởng của phóng xạ. Nhưng sau nhiều năm, mức độ phóng xạ giảm dần, quần thể sinh học lại được phục hồi.

Ngoài việc gây biến đổi tới môi trường, thảm họa hạt nhân Chernobyl cũng làm thay đổi thái độ của người dân toàn thế giới về năng lượng hạt nhân.

Năm 1987, Ý tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý sau thảm họa và sau đó một năm, đất nước hình chiếc ủng quyết định loại bỏ các nhà máy hạt nhân. Thảm họa Chernobyl còn dẫn đến việc thành lập một bộ môi trường liên bang ở Đức.

Nơi an toàn nhất quả đất để tránh thảm họa hạt nhân

Chiến tranh hạt nhân luôn là kịch bản tồi tệ nhất có thể xảy ra trên Trái đất và nếu như vậy, nơi nào được đánh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Daily Star ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN