Sau 30 năm ở nơi từng thử hạt nhân hơn 450 lần, con người sống ra sao?
Với 456 vụ thử hạt nhân, khu vực này đã biến thành “vùng đất chết”. Hơn 30 năm sau những vụ thử hạt nhân tạo ra mây hình nấm, hàng nghìn cư dân gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe.
Trẻ bị dị tật bẩm sinh ở Semey (ảnh: Daily Star)
Bãi thử hạt nhân Semipalatinsk (nay đổi tên thành thành phố Semey, Kazakhstan) từng là địa điểm tuyệt mật, nơi Liên Xô thực hiện hơn 450 vụ thử hạt nhân từ năm 1949 – 1989.
30 năm sau, người dân sống cạnh “vùng đất chết” bắt đầu gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng do nhiễm phóng xa, như ung thư, dị tật bẩm sinh.
Những hình ảnh gây sốc được công bố mới đây cho thấy, một số trẻ em ở Semey sinh ra với đầu to bất thường, tứ chi biến dạng. Một số người lớn bị teo tay, chân, không có mặt.
Năm 2007, Semipalatinsk được đổi tên thành Semey. Nhiều người tưởng môi trường nơi này đã không còn bị nhiễm phóng xạ, nhưng sự thật không phải vậy. Mức độ ô nhiễm phóng xạ ở Semey vẫn cao hơn rất nhiều lần ngưỡng cho phép đối với an toàn của con người.
Thành phố Semey từng là địa điểm thử hạt nhân tuyệt mật của Liên Xô (ảnh: Daily Star)
Tỷ lệ mắc ung thư, bệnh tim mạch, tử vong của người dân Semey vào loại cao nhất thế giới. Việc sử dụng Semey làm bãi thử hạt nhân được Liên Xô giữ tuyệt mật mãi cho đến năm 1989.
Năm 1949, một buổi sáng sau khi thức dậy, nhiều người dân ở Semey đã nhìn thấy đám mây hình nấm ẩn hiện nơi chân trời.
Có khoảng 100 vụ nổ hạt nhân được thực hiện trên không trung, phần lớn vụ nổ tiến hành dưới lòng đất.
“Mọi người ở Semey đều bị ảnh hưởng bởi phóng xạ nhưng khi đó họ không hề biết. Ở những nơi xa hơn, người ta ăn thịt, rau, nhiễm phóng xạ”, Magdalena Stawkowski – một bác sĩ ở Semey – nói.
Một người bị biến dạng mặt do nhiễm phóng xạ ở Semey (ảnh: Daily Star)
Ngày 16.7.1945, với việc nổ thử quả bom nguyên tử "Trinity", Mỹ tạo nên cái gọi là “bình minh của kỷ nguyên nguyên tử”. Không chịu kém cạnh, Liên Xô bước vào cuộc chạy đua vũ khí nguyên tử với Mỹ sau Thế chiến II.
Toàn bộ đất, nước và không khí tại Semey bị nhiễm phóng xạ nặng nề. Theo các nhà khoa học, mức độ phóng xạ tại khu vực này cao gấp 10 lần bình thường.
Trong một số vụ nổ hạt nhân trên mặt đất, những “hồ nước chết” hình thành và không có bất kỳ sinh vật nào sống được cho tới ngày nay.
“Hồ nước chết” Chagan (ảnh: Daily Star)
Cứ khoảng 20 trẻ em sinh ra ở Semey thì có một em bị dị tật bẩm sinh, theo Daily Star. Hầu hết dân số trong vùng đều không sống quá 60 tuổi.
Nước trong hồ Chagan – hồ hình thành sau một vụ nổ hạt nhân – vẫn còn chứa chất phóng xạ cao gấp 10 lần mức cho phép.
Hồ này không có cá. Động vật hoang dã, chim muông cũng không dám bén mảng đến hồ Chagan. Du khách muốn đến xem “hồ nước chết” phải mặc quần áo bảo hộ chống phóng xạ.
Cảnh tượng và đời sống của người dân tại Semey là lời cảnh tỉnh cho tham vọng chạy đua hạt nhân của con người: Nhân loại có thể tự đẩy mình đến bờ diệt vong.
Nguồn: [Link nguồn]
Chất thải hạt nhân là thứ mà hầu hết mọi người muốn tránh xa nhất có thể nhưng điều này không đúng với 2 ngôi làng...