Sai lầm tai hại khiến "cổng địa ngục" mở ra, cháy rừng rực nửa thế kỷ chưa tắt
Tính toán sai lầm khủng khiếp khiến con người mở ra “cổng địa ngục” và nó cháy rừng rực không tắt suốt hàng chục năm, theo IFL Science.
“Cổng địa ngục” ở sa mạc Karakum xuất hiện do sai lầm tai hại của con người (ảnh: IFL Science)
Năm 1971, ở sa mạc Karakum, Turkmenistan – quốc gia thuộc Liên Xô cũ – người ta phát hiện ra một “mỏ dầu lớn”. Dầu mỏ là tài nguyên rất có giá trị, đặc biệt là vào thời điểm cách đây 50 năm.
Sau khi vui mừng cho giàn khoan xuống thăm dò, thứ những kỹ sư tưởng là “mỏ dầu” hóa ra lại là một bể khí tự nhiên khổng lồ. Tuy nhiên, sai lầm của họ chưa dừng lại ở đây.
Toàn bộ khu vực bị giàn khoan đục xuống nhanh chóng bị sụp. Một cái hố khổng lồ xuất hiện.
Ngày nay, cái hố này được gọi là “miệng núi lửa Darvaza” hay “cổng địa ngục” vì nó cháy rừng rực suốt ngày đêm.
Miệng hố rộng hơn 70 mét, sâu hơn 20 mét. Lượng khí tự nhiên, chủ yếu là methane phun ra sau khi cái hố hình thành.
Khi để khí methane thoát ra ngoài, những kỹ sư nhận nhầm mỏ dầu thành mỏ khí tự nhiên bắt đầu sợ hãi. Khí methane có đặc tính là sẽ hấp thu lượng oxy xung quanh.
Lo sợ một thảm họa ngạt khí xảy ra đối với dân địa phương và động vật, các kỹ sư ra quyết định không tưởng: Châm lửa đốt mỏ khí tự nhiên.
Các kỹ sư cho rằng lượng khí thoát ra từ “cổng địa ngục” sẽ cháy trong vài tuần và chất lượng không khí ở sa mạc Karakum sẽ nhanh chóng ổn định. Tuy nhiên, đây là tính toán vô cùng sai lầm.
Thực tế, mỏ khí tự nhiên không gây ra thảm họa ngạt khí như các kỹ sư này nghĩ, còn lửa ở “cổng địa ngục” thì cháy cho đến tận ngày nay. Trữ lượng khí tự nhiên trong mỏ lớn hơn rất nhiều so với tính toán ban đầu.
Các nhà khoa học đến nay vẫn không thể tính toán được mỏ khí này sẽ còn tiếp tục cháy trong bao lâu.
“Cổng địa ngục” đón nhiều du khách tới tham quan hàng năm và chưa có ai gặp vấn đề sức khỏe do “thiếu oxy”.
Những thay đổi lớn về luật quốc phòng của Trung Quốc chính thức có hiệu lực vào đầu năm 2021.
Nguồn: [Link nguồn]