S-400: "Đòn đánh thế kỷ" của ông Putin khiến phương Tây "nội thương" nghiêm trọng?

Sự kiện: Tin tức Nga

S-400 được coi là thứ vũ khí mang tính biểu tượng giúp Nga phá vỡ liên minh Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ sau hơn nửa thế kỷ tồn tại.

Liên minh Mỹ-Thổ lung lay

Liên minh Mỹ-Thổ lung lay

Chương mới

Trong quá khứ, chính cái gọi là “mối đe dọa Liên Xô” đã sinh ra liên minh Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ.

Vào năm 1947, thông qua viện trợ kinh tế và quân sự, cựu Tổng thống Harry Truman đã cố gắng ngăn Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp rơi vào ảnh hưởng của Liên Xô.

Nhưng trớ trêu thay, giờ đây, Nga đã có thể phá vỡ liên minh này sau nửa thế kỷ tồn tại, chuyên gia Galip Dalay từ Viện Brooking nhận định.

Thương vụ mua hệ thống tên lửa S-400 là một minh chứng tiêu biểu cho sự thay đổi quan trọng cả trong quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ-Nga.

Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã nhanh chóng tăng cường quan hệ trên nhiều mặt trận trong những năm gần đây. Trong đó, Syria là một thỏi nam châm mà Nga sử dụng để thu hút Thổ Nhĩ Kỳ.

Mọi thứ bắt đầu giữa những lợi ích mà hai bên muốn gặt hái trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Syria đã vượt ra khỏi khuôn khổ quốc gia này.

Ít ai dự đoán rằng mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Nga có thể sống sót qua cuộc khủng hoảng phức tạp chưa từng có ở Syria. Tuy nhiên, cho đến nay, mối quan hệ đó đã tồn tại và thậm chí còn được cải thiện.

Mối quan hệ nồng ấm giữa Ankara và Moscow

Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách thiết lập quan hệ đối tác với Nga?

Theo chuyên gia Dalay, sự tham gia của quân đội Nga vào cuộc khủng hoảng Syria và việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay của Nga vào năm 2015 là những bước ngoặt quan trọng.

Kịch bản thay đổi quyền lực ở Damascus dần phai nhòa. Phương Tây đã từ bỏ mong muốn lật đổ quyền lực ở Syria và người Kurd đã nhanh chóng giành được quyền kiểm soát lãnh thổ cũng như ảnh hưởng chính trị ở Syria.

Đáp lại, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đặt mục tiêu thay đổi quyền lực sang một bên, hàn gắn quan hệ với Nga và tập trung vào việc cắt giảm lợi ích của người Kurd ở Syria như một mục tiêu thay thế.

Ván cược này đã được đền đáp. Với sự chấp thuận của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành các hoạt động quân sự ở tây bắc Syria, gây áp lực cho người Kurd ở phía Đông sông Euphrates.

Tuy nhiên, chủ nghĩa thực dụng như vậy không phải là yếu tố duy nhất hình thành nên sợi dây gắn kết Thổ Nhĩ Kỳ - Nga kể từ đó. Mỹ là bên thứ ba vô hình định hình quỹ đạo này.

Sự khác biệt về quan điểm trong quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm gần đây đã tạo nên sóng gió trong mối quan hệ hai nước.

Nga thắng lợi lớn khi bán S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ

Nga thắng lợi lớn khi bán S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ

Đặt lịch sự ngoại giao sang một bên, các quan chức từ cả hai phía đã thường xuyên có các cáo buộc và đe dọa lẫn nhau. Thổ Nhĩ Kỳ khiển trách Mỹ vì hỗ trợ người Kurd ở Syria, và Mỹ ngày càng lên tiếng chỉ trích về mối quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với Nga và Iran, cũng như chính sách của Ankara đối với Syria.

Hồi tháng 4, Phó Tổng thống Mike Pence đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra lựa chọn giữa NATO và Nga. Với quan điểm tự chủ chiến lược trong cả chính sách đối ngoại và an ninh, Thổ Nhĩ Kỳ không muốn phải đưa ra lựa chọn như vậy.

Ankara tìm kiếm các cách để hòa giải mối quan hệ chồng chéo giữa việc bản thân là một thành viên NATO - cùng các mối quan hệ lịch sử với phương Tây - với mối quan hệ được cải thiện với các nước như Nga, Trung Quốc và Iran.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho rằng chính sách của Mỹ đối với Đông Địa Trung Hải trực tiếp làm suy yếu vai trò khu vực của Ankara.

Việc Thượng viện Mỹ thông qua Đạo luật đối tác và an ninh Đông Địa Trung Hải, càng làm tăng thêm nỗi sợ hãi của Thổ Nhĩ Kỳ về việc chính sách của Mỹ trong khu vực là sự ngăn chặn cứng rắn đối với Iran và ngăn chặn mềm đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

Điều này và các sáng kiến ​​tương tự sẽ tiếp tục thuyết phục các nhà hoạch định chính sách Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng Mỹ đang theo đuổi chiến lược ngăn chặn kép đối với Iran và cả với chính họ.

Những bước đi trên không chỉ khiến Thổ Nhĩ Kỳ bớt hợp tác đối với bất kỳ chính sách nào của Mỹ đối với Iran, mà còn thúc đẩy Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Nga và Iran.

Tình hữu nghị Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ có được nhen nhóm?

Quan hệ đối tác mới giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Nga vẫn còn mong manh và đang phát triển. Cuộc tấn công gần đây của chính quyền Syria do Nga hậu thuẫn vào tỉnh Idlib ở Syria đã minh họa một cách rõ ràng những giới hạn của sự hợp tác Nga-Thổ Nhĩ Kỳ ở Trung Đông và hơn thế nữa.

Mối quan hệ của họ không phù hợp với mối quan hệ lịch sử và thể chế của Thổ Nhĩ Kỳ với phương Tây. Tuy nhiên, các mối quan hệ này đang gặp phải sóng gió.

Một loạt các lệnh trừng phạt nặng nề của Mỹ đối với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đáp trả việc nước này mua hệ thống tên lửa S-400 có thể gây ra hậu quả không lường trước khiến Ankara càng phụ thuộc nhiều hơn vào Nga.

Trong kịch bản như vậy, nó sẽ trở thành nền tảng để Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng đi xa khỏi phương Tây và gần gũi hơn với Nga.

Và hơn tất cả, đưa Thổ Nhĩ Kỳ ra xa khỏi phương Tây cũng như làm suy yếu NATO chính xác là những gì Nga mong muốn.

Sự sắp xếp lại như vậy sẽ khiến Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn hướng nội và thụt lùi hơn trong việc mang lại lợi ích cho phương Tây. Chính vì điều này, phương Tây đang phải ngăn chặn sự chuyển hướng của Ankara sang Moscow bằng mọi giá, chuyên gia Dalay kết luận.

“Rồng lửa” S-400 Nga có đủ sức chặn tên lửa Tomahawk Mỹ?

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump bất chấp cảnh báo của Nga khi nói “tên lửa đang đến” Syria có thể sẽ đánh dấu lần...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quốc Vinh ([Tên nguồn])
Tin tức Nga Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN