Rừng rậm Amazon thực chất là một kế hoạch lỗi?
Đây là khu rừng cổ xưa 10.000 năm tuổi ẩn chứa rất nhiều bí ẩn với con người hiện đại.
Rừng Amazon nhìn từ trên cao.
Rừng rậm Amazon đã có mặt được khoảng 10.000 năm và vẫn là bí ẩn rất lớn với thế giới hiện đại. Những bộ lạc sống trong rừng từ xa xưa cũng là một ẩn số chưa thể có lời giải trong thời gian gần. Tờ The Sun của Anh khẳng định còn rất nhiều bộ lạc sống ẩn dật và không giao tiếp với thế giới bên ngoài.
Mới đây trên tạp chí Science danh tiếng, các nhà khoa học đưa ra một giả thuyết rất đáng chú ý về sự hình thành rừng rậm Amazon.
Một bộ lạc sống trong rừng Amazon.
Theo đó, những người dân của bộ lạc Amazonia đã thử nghiệm trồng trọt tại vùng đất Amazon trù phú, bao gồm cây cọ và hạt dẻ Brazil. Tốc độ phát triển quá nhanh của những loài cây này đã biến vùng Amazon ngập nước vốn không có cây cối trở thành một khu vực xanh mướt và rậm rạp.
Amazon ẩn chứa nhiều bí ẩn thời đại.
Carolina Levis, nhà cổ sinh vật tại đại học Wageningen (Hà Lan), chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, nói: “Chúng tôi nghiên cứu và phân tích tác động của người thời xưa lên rừng rậm Amazon và biết được rằng 85% rừng ở đây là do bàn tay con người trồng lên. Thời đó, họ trồng cây để đủ thực phẩm cung cấp cho các bộ lạc đông người”.
Amazon có hệ động thực vật phong phú nhất thế giới.
Trong vùng trũng này, theo Levis, hệ thống động vật đã phát triển nhanh chóng nhờ rừng cây dày đặc. Chính con người là “thủ phạm” của một kế hoạch trồng trọt mất kiểm soát khiến rừng rậm Amazon ra đời.
Khu rừng này đã có tuổi đời trên 10.000 năm.
Rừng rậm Amazon trải dài trên 9 quốc gia với diện tích 7 triệu km2. Đây là rừng rậm nhiệt đới có số loài động thực vật phong phú nhất thế giới và chiếm hơn 50% lượng rừng mưa toàn cầu. Amazon là khu dự trữ sinh quyển quan trọng của loài người.
>>> Xem thêm: Lạc đường, phát hiện bộ lạc nguyên thủy ở rừng Amazon