RT: Quan chức Mỹ đưa ra "cây gậy và củ cà rốt" với quốc gia láng giềng Nga

Một số quan chức Mỹ và Anh đã tới thủ đô của Kazakhstan để thúc đẩy ủng hộ các lệnh trừng phạt Nga.

Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ Elizabeth Rosenberg.

Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ Elizabeth Rosenberg.

Kazakhstan có thể đối mặt với hậu quả nếu nước này tiếp tục giúp đỡ Nga đối phó các lệnh trừng phạt của phương Tây, trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ Elizabeth Rosenberg trả lời các phóng viên tại thủ đô Astana, Kazakhstan vào ngày 25/4, theo báo Nga RT. 

Bà Rosenberg cho rằng, Nga tìm cách đối phó các lệnh trừng phạt bằng cách "lập các công ty bình phong hoặc thông qua trung gian ở các nước thứ ba". "Nếu các công ty Kazakhstan tiếp tục tham gia vào hoạt động này thì không chỉ các công ty này mà cả Kazakhstan cũng phải hứng chịu các lệnh trừng phạt", bà Rosenberg nói.

Hôm 25/4, bà Rosenberg cùng với quan chức Bộ Thương mại Mỹ Matthew Axelrod và Đại diện Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh David Reed tới Astana để thúc đẩy Kazakhstan ủng hộ các lệnh trừng phạt Nga.

Theo bà Rosenberg, các công ty Kazakhstan có thể giữ mối quan hệ làm ăn với các thị trường quan trọng nhất của thế giới, hoặc sẽ gặp bất lợi nếu "tạo điều kiện" hoặc "làm ngơ" để hỗ trợ Nga cung cấp hàng hóa đến chiến trường.

Quan chức Bộ Thương mại Mỹ Matthew Axelrod nói "các lệnh trừng phạt của phương Tây đang "làm gián đoạn chuỗi cung ứng công nghiệp quân sự và mua sắm vũ khí của Nga". Đại diện Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh, David Reed cho rằng, Kazakhstan đang "xuất khẩu hàng hóa bị Anh trừng phạt sang Nga".

Kazakhstan là quốc gia láng giềng Nga, tham gia cùng Nga trong Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO). Trong những năm qua, Kazakhstan theo đuổi chính sách đối ngoại cân bằng và mang tính xây dựng nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia. Nước này ưu tiên tập trung vào các vấn đề hợp tác cùng có lợi, thúc đẩy quan hệ với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) trong khi vẫn duy trì quan hệ đối tác chiến lược với Nga.

Đầu tháng 1/2022, khi các cuộc biểu tình phản đối tăng giá nhiên liệu leo thang thành bạo loạn ở Kazakhstan, Nga đã điều hàng nghìn binh sĩ tới Kazakhstan theo khuôn khổ CSTO để giúp giữ gìn hòa bình và ổn định tình hình. Động thái này của Nga được Trung Quốc ủng hộ, trong khi Mỹ nghi ngờ rằng Kazakhstan sẽ khó yêu cầu Nga rút quân sau khi bạo loạn được dập tắt và trật tự được thiết lập. Tuy nhiên, đến ngày 19/1/2022, Nga đã hoàn tất rút quân khỏi Kazakhstan. 

Tháng trước, báo Mỹ Bloomberg dẫn lời một nguồn tin ngoại giao cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) cho biết, Nga nhìn chung đã vượt qua các lệnh trừng phạt của phương Tây. Kim ngạch nhập khẩu của nước này phần lớn đã trở lại mức trước xung đột vào năm 2020.

Hôm 19/4, người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Nga, Elvira Nabiullina nói nền kinh tế nước này đã chứng minh tính bền vững và khả năng phục hồi khi vượt qua hàng loạt lệnh trừng phạt chưa từng có của phương Tây, bất chấp những viễn cảnh tiêu cực nhất. Bà Nabiullina nói người dân và các ngành công nghiệp Nga đã thể hiện khả năng thích ứng đáng kể trong thực tế mới này.

Tài sản và số lượng tỉ phú Nga vẫn tăng trong “bão” trừng phạt

Tài sản cũng như số lượng tỉ phú Nga đều tăng lên trong thời gian qua, bất chấp Mỹ và các đồng minh phương Tây tung loạt đòn trừng phạt Moscow do xung đột ở Ukraine.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN