Rộ xu hướng ‘thất nghiệp là vui’
Giống như những người cùng lứa tuổi, Jonathan Chan, 26 tuổi, bắt đầu một ngày mới khá sớm. Nhưng trong khi những người khác lao vào văn phòng với cơn buồn ngủ còn rõ trên mặt, Chan chỉ thức dậy và nằm dài trên giường trong 2, thậm chí 3 giờ đồng hồ.
Kerstin Ong và Jonathan Chan thuộc thế hệ những người không coi thất nghiệp là điều đáng kỳ thị. (Ảnh: ST)
Cựu vận động viên lặn Olympic đã thất nghiệp 5 tháng. Trong video được chia sẻ với 9.000 người theo dõi trên Instagram, anh ghi lại một ngày của mình trong giai đoạn không có công việc.
Nó cho thấy một lịch trình đáng ghen tị: Thức dậy buổi sáng, nằm ườn, F45 (tập luyện cường độ cao), chơi trò sơn xịt, ăn tối với bạn bè, kết thúc bằng một đêm ở nhà hát.
Video của Chan là rất nhiều video đang thu hút chú ý. Có thể tìm thấy hàng trăm video như vậy trên TikTok và Instagram của những người trẻ đã bỏ việc, mô tả cái được gọi là funemployment - thời kỳ thất nghiệp thú vị.
Trên TikTok, các video có hashtag #unemploymentlife (cuộc sống thất nghiệp) đã được xem ít nhất 25,8 triệu lần. Phần lớn nội dung như vậy đến từ Mỹ và Anh, nhưng xu hướng này cũng đã bắt đầu lan sang Singapore.
Những video như vậy bắt đầu trên TikTok từ năm 2020, khi tình trạng sa thải và ngừng tuyển dụng trong giai đoạn đại dịch COVID-19 khiến nhiều người thuộc thế hệ Z mất việc.
Lúc đầu, những video đó kể về cách người thất nghiệp đang cố gắng tận dụng hoàn cảnh tồi tệ, nhưng ngày càng có nhiều người trẻ tuổi sẵn sàng bỏ việc, trong đó có những người mới chỉ đi làm khoảng 1 năm.
Sau 10 tháng làm việc ở vị trí thợ chế tạo, Chan bỏ việc vào tháng 5 năm nay để theo đuổi mơ ước trở thành một nhà thiết kế.
“Đó không phải là thứ tôi muốn làm lâu dài và công ty quy mô khá nhỏ, không có nhiều triển vọng”, anh nói.
Chan nói rằng anh không cảm thấy tội lỗi khi nghỉ ngơi, vì anh đã tập luyện gần như hằng ngày trong thập kỷ qua để được tham dự Thế vận hội Tokyo 2020. Anh nói rằng đây là khoảng thời gian nghỉ ngơi thú vị nhất mà anh ấy được hưởng kể từ khi còn nhỏ.
"Mỗi ngày đều khác nhau và cuộc sống của tôi bây giờ thật tự phát. Tôi sẽ tìm lại việc làm, chỉ là không phải bây giờ”, anh nói.
Chan là người thuộc thế hệ không coi thất nghiệp là sự kỳ thị mà chỉ để phản đối tình trạng phải làm việc quá sức, hoặc công việc buồn tẻ và chủ nghĩa siêu tư bản.
Tương tự, Zachary Tan nghỉ việc tại một công ty tiếp thị sau 5 năm để tìm kiếm công việc thỏa mãn hơn.
“Tôi đang dành thời gian để tìm hiểu xem điều gì sẽ khiến tôi hạnh phúc về lâu dài, một công việc không giống như một công việc”, thanh niên 26 tuổi cho biết.
Tan mở tài khoản TikTok về chủ đề thất nghiệp sau khi nghỉ việc vào tháng 8. Video đầu tiên của anh đã lan truyền nhanh chóng, thu hút gần 220.000 lượt xem. “Đó là lúc tôi nhận ra rằng rất nhiều người thực sự đang phải đối mặt với những gì tôi đang phải đối mặt”, anh nói.
Theo các chuyên gia về việc làm, tỷ lệ nghỉ việc sớm ở thế hệ Z gia tăng cho thấy mức thu nhập cao từ công việc tự do và sáng tạo nội dung đã ảnh hưởng đến quan niệm truyền thống về công việc.
“Ngày nay, những người trẻ không ngại bỏ việc mà không có việc làm vì có rất nhiều cách để họ kiếm tiền từ kỹ năng của mình”, ông Vivek Iyyani, người sáng lập Millennial Minds, một tổ chức giúp các công ty tuyển dụng và giữ chân nhân tài trẻ, cho biết.
Tận dụng tài khoản mạng xã hội nơi đang có khoảng 2.000 người theo dõi giúp Tan có thể làm công việc tiếp thị tự do.
“Làm tự do như bây giờ khiến tôi bận rộn không kém, thậm chí còn bận rộn hơn, nhưng tôi có quyền tự do, quyền làm chủ thời gian của mình”, Tan chia sẻ.
Kerstin Ong nghỉ việc từ tháng 6 năm nay vì chán công việc toàn thời gian.
Cô gái 26 tuổi có khoảng 40.000 người theo dõi trên Instagram và 60.000 người theo dõi trên TikTok. “Khi trở thành một người có ảnh hưởng, bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn so khi làm một công việc bình thường”, cô nói.
Số lượng người theo dõi của Ong tăng lên 10.000 trong thời gian làm việc vui vẻ, khi cô thực hiện loạt clip ngắn gồm 6 phần để đăng TikTok.
Trong một video, Ong ghép cảnh về thời gian còn đi làm: Liên tục dán mắt vào màn hình, khóc và nghĩ đến việc “kết thúc tất cả”, tương phản với những cảnh quay về cuộc sống thất nghiệp, khi cô được tập thể dục, mua sắm và rạng rỡ.
Mặc dù vậy, Ong thú nhận rằng cô đã quay trở lại với công việc toàn thời gian trong lĩnh vực tiếp thị, sau khi được săn đón bằng “lời đề nghị không thể cưỡng lại”.
Không phải người trẻ nào cũng có điều kiện để nghỉ làm. Họ có thể làm như vậy vì họ còn tiền tiết kiệm và không phải chịu trách nhiệm về nhiều thứ.
Linda Ong, giám đốc dịch vụ nghề nghiệp của Trường Kinh doanh Nanyang, giải thích rằng những người trẻ lớn lên với cuộc sống tốt hơn, vì vậy họ ưu tiên những công việc yêu thích và thoải mái tinh thần.
Ông Iyyani cho rằng những người thất nghiệp phải sẵn sàng đối mặt với sự phán xét từ người lớn tuổi.
“Thế hệ cũ sẽ khó tưởng tượng việc tận hưởng việc thất nghiệp mà không cảm thấy chút tội lỗi và sợ hãi”, ông nói.
Chelsea Li - cô gái 22 tuổi, tốt nghiệp ngành nhân sự ở TP Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên - từ bỏ hy vọng tìm việc; thay vào đó cô khởi nghiệp bán các loại bánh và món ăn vặt đường...
Nguồn: [Link nguồn]