Thông tin ông Biden "mở khóa" tên lửa tầm xa cho Ukraine: Điện Kremlin cảnh báo

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang “đổ thêm dầu vào lửa” và Tổng thống Nga Putin đã cảnh báo họ về hậu quả, Điện Kremlin cho hay.

Tên lửa ATACMS có thể được bắn bằng hệ thống pháo HIMARS mà Mỹ viện trợ cho Ukraine (ảnh: Reuters)

Tên lửa ATACMS có thể được bắn bằng hệ thống pháo HIMARS mà Mỹ viện trợ cho Ukraine (ảnh: Reuters)

Phát biểu trong cuộc họp báo hôm 18/11, người phát ngôn Điện Kremlin – ông Dmitry Peskov – cho rằng, thông tin về việc Tổng thống Mỹ Biden cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa tấn công sâu vào lãnh thổ Nga (nếu được xác nhận) sẽ là động thái thổi bùng căng thẳng ở Ukraine.

“Rõ ràng là chính quyền sắp mãn nhiệm ở Washington muốn đổ thêm dầu vào lửa và khiến xung đột ở Ukraine leo thang hơn nữa”, ông Peskov nói.

“Nếu quyết định như vậy thực sự được đưa ra, nó chắc chắn sẽ dẫn tới vòng xoáy xung đột tiếp theo và cho thấy thực tế mới về sự can thiệp của Mỹ vào cuộc xung đột này”, ông Peskov nói thêm.

Bình luận của ông Peskov được đưa ra sau khi nhiều hãng truyền thông phương Tây đưa tin, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí Mỹ viện trợ để tấn công các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Nga. Cuộc tấn công đầu tiên có thể xảy ra trong vài ngày tới, với việc lực lượng Kiev dùng tên lửa ATACMS (tầm bắn tối đa khoảng 300km) để bắn vào đất Nga.

Theo ông Peskov, Tổng thống Nga Putin trước đây đã đưa ra lập trường “cực kỳ rõ ràng” và cảnh báo Mỹ về hậu quả nếu “mở khóa” vũ khí tầm xa cho Ukraine.

“Tôi khuyên các bạn nên nghe lại những lời mà Tổng thống đã nói”, ông Peskov nói hôm 18/11.

Phát biểu tại St. Petersburg ngày 12/9, Tổng thống Putin cho rằng lực lượng Ukraine không thể tự mình sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công Nga mà phải có sự hỗ trợ về dữ liệu và tình báo của NATO.

“Chính vì thế, câu hỏi ở đây không phải là liệu phương Tây có thể cho phép Ukraine sử dụng các loại vũ khí đó để tấn công Nga hay không. Mà câu hỏi phải là liệu các nước NATO có muốn trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột này hay không”, ông Putin nói.

“Nếu quyết định đó được đưa ra, đồng nghĩa với việc các nước thành viên NATO như Mỹ và một số nước châu Âu sẽ tham gia trực tiếp vào cuộc chiến ở Ukraine. Dĩ nhiên, điều này làm thay đổi đáng kể bản chất của cuộc xung đột”, ông Putin nói.

Theo ông Putin, Nga sẽ “đưa ra các quyết định phù hợp” dựa trên “mối đe dọa” từ phương Tây.

Reuters hôm 18/11 dẫn nguồn tin từ Washington cho hay, quyết định “mở khóa” vũ khí tầm xa cho Ukraine chủ yếu được thực hiện tại vùng Kursk (lãnh thổ Nga), nơi lực lượng Ukraine đang kiểm soát một phần.

Mục tiêu là giúp Ukraine giữ được các vị trí ở Kursk lâu nhất có thể, quan chức Mỹ (giấu tên) nói với Reuters.

Hôm 18/11, tờ Le Figaro (Pháp) đưa tin, Pháp và Anh đã cho phép Ukraine tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga bằng tên lửa SCALP/Storm Shadow được viện trợ. Quyết định này được đưa ra sau khi có tin chính quyền của ông Biden “bật đèn xanh” cho Ukraine phóng tên lửa tầm xa ATACMS.

Theo TASS, Le Figaro đã gỡ bỏ thông tin này khỏi trang web chính thức mà không rõ nguyên nhân.

Nguồn: [Link nguồn]

Hiện chưa rõ Ukraine chỉ có thể sử dụng tên lửa đạn đạo ATACMS do Mỹ cung cấp để tấn công mục tiêu ở vùng Kursk của Nga hay bao gồm cả các vùng lân...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Reuters, TASS ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN