Reuters: Mỹ "tẩy chay" hoạt động của Liên Hợp Quốc dành cho cố Tổng thống Iran

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Theo truyền thống, đại diện 193 thành viên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ tụ họp để tưởng nhớ bất kỳ nguyên thủ quốc gia nào (của 193 nước thành viên) qua đời khi còn đương nhiệm.

Một người tiễn đưa cầm ảnh của cố Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 22/5. Ảnh: Reuters

Một người tiễn đưa cầm ảnh của cố Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 22/5. Ảnh: Reuters

Reuters ngày 30/5 dẫn lời một quan chức Mỹ cho hay, Washington sẽ "tẩy chay" lễ tưởng niệm của Liên Hợp Quốc dành cho cố Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, người thiệt mạng trong vụ rơi trực thăng trong tháng này.

"Chúng tôi sẽ không tham gia sự kiện này với bất kỳ tư cách nào", một quan chức Mỹ giấu tên nói.  

Phái đoàn Iran tại Liên Hợp Quốc ở New York từ chối bình luận về tuyên bố của quan chức Mỹ.

Ông Raisi - người có đường lối cứng rắn từng được coi là người kế nhiệm tiềm năng của lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei - thiệt mạng khi trực thăng chở ông bị rơi trong điều kiện thời tiết xấu ở vùng núi gần biên giới Iran - Azerbaijan ngày 19/5.

Trước sự mất mát của Iran, nhiều nước đã gửi lời chia buồn. 

"Xin hãy nhận lời chia buồn sâu sắc nhất của chúng tôi liên quan đến thảm kịch của người dân Iran - vụ rơi trực thăng đã cướp sinh mạng của Tổng thống Raisi cùng một số chính khách nổi tiếng nhất của đất nước các bạn", Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố.

Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã gửi lời chia buồn tới Tehran.

Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nói: "Là một đồng nghiệp tận mắt chứng kiến những nỗ lực của ông ấy vì hòa bình của Iran và khu vực của chúng tôi trong thời gian ông ấy nắm quyền, tôi cảm thấy tôn trọng và biết ơn ông Raisi".

Pakistan, Lebanon, Iraq và Syria công bố ngày quốc tang để bày tỏ sự thương tiếc sau cái chết của ông Raisi.

Ngày 20/5, các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã đồng loạt đứng dậy ngay đầu một cuộc họp (không liên quan đến vụ việc) để tưởng niệm các nạn nhân vụ rơi trực thăng ở Iran. Khi đó, Phó Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Robert Wood miễn cưỡng đứng cùng 14 người đồng cấp.

Mỹ sau đó cũng "gửi lời chia buồn chính thức" về "sự ra đi" của ông Raisi. Chính quyền của ông Biden bị một số thành viên đảng Cộng hòa chỉ trích kịch liệt vì gửi lời chia buồn tới Iran, một đối thủ của Washington.

Các nhà điều tra Iran đã loại trừ nhiều khả năng dẫn đến vụ rơi trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi. Nhưng điều này đặt ra thêm nghi vấn về lý do trực thăng gặp nạn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tâm Hoa - Reuters ([Tên nguồn])
Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN