Reuters: 3 kế hoạch hòa bình tiềm năng của ông Trump không có điều Ukraine mong muốn

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Tất cả các kế hoạch hòa bình tiềm năng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đều bao gồm Ukraine nhượng lãnh thổ cho Nga nhưng không tính tới việc kết nạp Ukraine vào NATO.

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump. Ảnh: Getty Images / Andrew Harnik.

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump. Ảnh: Getty Images / Andrew Harnik.

Báo Nga RT dẫn nguồn tin trên tờ Reuters, cho biết các cố vấn của ông Trump đã trình bày với Tổng thống đắc cử ba kế hoạch để giải quyết xung đột giữa Nga và Ukraine.

Mặc dù có một số khác biệt, tất cả các đề xuất đều bao gồm việc Kiev nhượng lãnh thổ cho Moscow và từ bỏ nguyện vọng gia nhập NATO, Reuters đưa tin hôm 4/12.

Nga đã nhiều lần khẳng định Ukraine cần chấp nhận thực tế mới về lãnh thổ và cần cam kết trung lập, không gia nhập NATO để tạo tiền đề nối lại hòa bình, chấm dứt xung đột.

Một cựu quan chức an ninh quốc gia của Trump, người tham gia vào quá trình chuyển giao chính phủ đang diễn ra ở Mỹ, nói với Reuters rằng, một trong những kế hoạch do đặc phái viên Nga-Ukraine mà ông Trump lựa chọn. Đó là trung tướng lục quân đã nghỉ hưu Keith Kellogg.

Hai kế hoạch khác do Phó Tổng thống Mỹ đắc cử J.D. Vance và cựu giám đốc tình báo từng làm việc dưới thời ông Trump, Richard Grenell, đề xuất.

Theo Reuters, các cố vấn gợi ý ông Trump tìm cách buộc Nga và Ukraine đàm phán bằng cách sử dụng chiến lược "củ cà rốt và cây gậy". Washington sẽ dừng viện trợ quân sự cho Kiev nếu Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từ chối đàm phán. Ngược lại, Mỹ sẽ cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ thái độ không muốn tham gia đàm phán.

Tính đến tuần trước, ông Trump vẫn chưa triệu tập một nhóm công tác để đưa ra một kế hoạch hòa bình thống nhất, 4 cố vấn giấu tên nói với Reuters.

Các cố vấn nhấn mạnh thỏa thuận hòa bình giữa Moscow và Kiev có thể sẽ phụ thuộc vào sự tương tác trực tiếp giữa ông Trump, ông Putin và ông Zelensky.

Tuần trước, ông Zelensky lần đầu ngỏ ý sẵn sàng ngừng nỗ lực quân sự nhằm giành lại lãnh thổ hiện do Nga kiểm soát, nhưng với điều kiện là Ukraine phải được kết nạp vào NATO. Các nước phương Tây không hưởng hứng đề xuất này do vẫn còn quá sớm để tính tới việc kết nạp Ukraine.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã tái khẳng định sự sẵn sàng của Moscow trong việc tìm kiếm một giải pháp ngoại giao. Để đạt được điều đó, Nga yêu cầu "nguyên nhân gốc rễ" của cuộc xung đột phải được giải quyết, bao gồm vấn đề NATO mở rộng về phía đông và tình trạng phân biệt đối xử với người nói tiếng Nga ở Ukraine.

Tính đến năm 2022, 34% dân số Ukraine nói tiếng Nga, 19% nói được tiếng Nga và Ukraine. Hai ngôn ngữ này có sự tương đồng nhất định.

Ukraine trải qua 3 tháng đầy khó khăn, còn Nga đạt được nhiều thắng lợi trên các mặt trận và sẵn sàng tung thêm 300.000 quân để tiếp tục bước tiến

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN