Rắn độc vừa bị chặt đầu, vì sao cấm kỵ dùng tay cầm đầu rắn?
Trong quá khứ, không ít người tử vong do dùng tay không cầm vào đầu rắn độc (đã bị chặt đứt lìa khỏi thân) như rắn hổ mang, hổ mang chúa, rắn đuôi chuông... Vì sao rắn độc bị chặt đứt đầu vẫn có thể cắn người? Mời độc giả cùng trả lời câu hỏi này bằng cách bấm vào phần màu xanh lá dưới ảnh. Câu trả lời chính thức sẽ được công bố vào 15h hôm nay.
Khi một con rắn hổ mang hay một loài rắn độc bị chặt đầu, chúng ta không nên dùng tay không cầm vào phần đầu rắn. "Vì rắn là loài nổi tiếng với khả năng duy trì phản xạ sau khi chết", theo Steven Beaupré, giáo sư sinh học tại Đại học Arkansas (Mỹ).
Giáo sư Beaupré còn chia sẻ trên tờ Live Science rằng, cắn là một trong những phản xạ của các loài rắn độc như hổ mang hay rắn đuôi chuông, sau khi chúng bị chặt đầu (từ vài phút đến vài giờ). Phản xạ cắn ở rắn độc mạnh hơn một số loài ăn thịt khác vì chúng sử dụng nhát cắn theo cách khác biệt. Ví dụ: hổ giết con mồi bằng cách cắn nhiều lần vào con mồi rồi giữ chặt. Nhưng với rắn độc, chúng chỉ dùng một nhát cắn trong thời gian rất nhanh.
"Rắn độc bị chặt đầu không đồng nghĩa với việc các dây thần kinh của chúng ngừng hoạt động. Phần đầu rắn sẽ tiếp tục tấn công về phía có mối đe dọa", giáo sư Beaupré giải thích.
Theo vị giáo sư sinh học, những chuyển động và phản xạ kỳ lạ sau khi chết này là do các ion (hạt mang điện tích), vẫn tồn tại trong các tế bào thần kinh của con rắn độc vài giờ sau khi nó bị chặt đầu.
Khi dây thần kinh của rắn độc được kích thích, các đường vận chuyển trong dây thần kinh sẽ mở ra để các ion đi qua. Điều này tạo ra xung điện khiến các phần cơ thực hiện hành động phản xạ như cắn hay ngọ nguậy, theo giáo sư Beaupré.
Theo David Penning, phó giáo sư sinh học tại Đại học Missouri (Mỹ), loài rắn nói chung và rắn độc nói riêng là các sinh vật máu lạnh, nghĩa là chúng nhận nhiệt từ các nguồn bên ngoài như ánh nắng mặt trời và các bề mặt có nhiệt độ cao.
Phó giáo sư Penning cho biết: "Vì rắn không cần duy trì nhiệt độ cơ thể bên trong nên chúng không cần nhiều năng lượng như các loài máu nóng".
Nếu động vật có vú bị mất đầu, chúng sẽ chết ngay lập tức. Nhưng rắn và một số sinh vật khác (không cần nhiều oxy để cung cấp năng lượng cho não) nếu bị chặt đầu, phần đầu của chúng vẫn có thể sống từ vài phút tới vài giờ, theo ông Penning.
Con rắn có thể không tự nhận thức được rằng nó không còn phần thân nữa. Thay vào đó, nó có thể chỉ cảm thấy đau đớn do vết chặt và sau đó cố tự vệ theo bản năng, vị phó giáo sư sinh học tại Đại học Missouri cho hay.
Thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp ở Mỹ, Trung Quốc và Úc, bị phần đầu rắn độc, đã đứt lìa khỏi thân, cắn vào tay. Năm 2014, một đầu bếp Trung Quốc đang chuẩn bị nấu món cháo rắn hổ mang đã bị phần đầu của con rắn hổ mang cắn vào tay dẫn đến tử vong. Cũng trong năm 2014, một người đàn ông ở Úc bị phần đầu của con rắn đen bụng đỏ (một loài rắn độc bản địa) cắn vào tay, 45 phút sau khi con rắn bị chặt đầu. Người này may mắn sống sót sau 2 ngày điều trị tại phòng chăm sóc tích cực, theo Daily Telegraph. Theo AP, năm 2007, một người đàn ông ở bang Washington, Mỹ, cũng rơi vào tình cảnh tương tự, nhưng chỉ khác con rắn lần này là rắn chuông. Người đàn ông cũng may mắn thoát chết.
Xem con giun khi bị chặt đứt làm đôi thì mỗi phần của nó vẫn hoạt động ngoe nguẩy một thời gian, con rắn cơ chế phản xạ cũng thế, phần đầu dù rời khỏi thân vẫn có thể phản xạ cắn tự vệ.
Vì trong răng của rắn lúc nào cũng có độc, chặt đầu nó nhưng nó vẫn còn độc vì nọc độc nằm ở răng chứ k phải thân...Dù nó lìa đầu nhưng vẫn còn phản xạ, thần kinh nó còn cử động được nên nó mà thấy gì trước mặt nó là phản xạ ra cắn con mồi... phải ít nhất 4-5 tiếng thì đầu rắn mới chết thật sự. Chúng ta nên đem đi chôn ở độ sâu nhất định vì quăng bừa bãi có thể đạp lên cũng dính nọc độc...
Rắn độc sau khi bị chặt đầu vẫn có thể còn hoạt động khoảng 1 giờ nên khi mới chặt đầu rắn độc có thể cắn chết người khi ta dùng tay không để cầm nó.
Không riêng gì rắn độc, các loài rắn không độc vẫn có phản xạ này khi bị chặt đầu, do các cơ quan thần kinh vẫn đang còn hoạt động, trong 2 răng nanh của vẫn có ống nhỏ chứa nọc độc.
Chặt đầu rắn sẽ không làm nó chết ngay lập tức. Bởi rắn chỉ cảm thấy đau đớn và sau đó nó cố gắng tự vệ chứ không nhận thức được nó không còn cơ thể.Con rắn dù bị chặt đầu không có nghĩa là dây thần kinh của nó ngừng hoạt động. Ở những động vật cấp thấp như rắn, hệ thần kinh chỉ huy các phản xạ có điều kiện nằm ở cơ thể của nó. Do đó, hệ thần kinh, bao gồm cả não bộ có thể hoạt động riêng biệt với phần còn lại của cơ thể. Chính vì vậy, dù đầu rắn bị chặt nhưng khi va chạm với vật thể khác vẫn có thể dẫn đến phản xạ cắn. Rắn đuôi chuông, giống như nhiều loài bò sát khác, có thể duy trì phản xạ hàng giờ sau khi chết. Phản xạ cắn đặc biệt mạnh ở các loài rắn độc, bởi bản năng của chúng là phóng ra nhát cắn cực nhanh, bò đi và đợi nọc độc phát huy tác dụng.
Bởi vì nọc độc của rắn tập trung ở răng nanh nên khi chặt đầu rắn, tuyến chất độc vẫn còn ở đầu rắn. Các cơ ở đầu rắn khi mới bị chặt vẫn còn cử động được nên nếu ta cho tay vào miệng rắn thì sẽ bị cắn và lượng chất độc trong răng nanh sẽ truyền vào cơ thể người.
Vì rắn là loài bò sát khi chặt đứt đầu, trong thời gian ngắn, đầu rắn vẫn còn sống khi dùng tay cầm đầu rắn thì nó vẫn cắn gây hậu quả.
Vì lúc chặt đầu xong, hệ thần kinh trên bộ não vẫn còn hoạt động. Nó vẫn còn phản xạ, nên khi lấy tay cầm vào đầu nó sẽ rất nguy hiểm.
Vì khi chặt đầu rắn độc rồi chất độc chưa kịp tiêu tan nên vẫn có thể bị trúng độc khi cắn.
Các cụ nhà ta ngày xưa có câu “ Đánh rắn phải đánh dập đầu “. Theo lời các cụ, chớ nên cầm đầu rắn, mặc dù đã bị chặt ....
Sau khi chặt đầu thì đầu rắn vẫn còn phản xạ. Nếu cầm đầu rắn rất dễ bị cắn theo phản xạ của rắn.
Vì tuyến nọc độc của rắn nằm ở đầu rắn và khi rắn cắn nọc độc phun theo, nếu cầm đầu rắn đã chặt lìa khỏi thân mà vô tình bị răng nhất là răng nanh của rắn cắm vào tay thì nọc độc của rắn cũng theo đó mà ngấm vào cơ thể, nếu là rắn độc có thể tử vong.
Não bộ loài rắn hoạt động riêng biệt với cơ thể... khi chạm vào đầu nó gây ra phản xạ tự nhiên dẫn đến bị cắn ngay... có vài trường hợp rắn bị chặt đầu mà vẫn biết đường về hang ở.
Quệt vào răng rắn làm đứt tay hoặc tay có xây xát, nọc độc theo đó vào hệ thần kinh người.
Do nó chưa chết hẳn và khả năng tự vệ vẫn còn.
Vì hệ thần kinh của rắn độc lập, sau khi bị chặt vẫn còn hoạt động nên tuyệt đối không được cầm đầu rắn, rắn có thể cắn lại đối thủ.
Nọc độc nằm ở răng của rắn. Khi rắn chết thì mồm há ra nên theo quán tính mồm rắn sẽ ngậm lại khi gặp chướng ngại vật.
Hệ thần kinh não bộ hoạt động riêng với phần còn lại của cơ thể nên khi chặt đầu rắn không làm nó chết ngay mà vẫn còn phản xạ tự vệ cắn lại.
Co cơ, vẫn cắn được khi bị chạm vào.
Do rắn Nước sẽ mang đầu rắn chúa đến cắn lại người chặt đầu nó.
Vì nọc độc vẫn tồn tại ở răng của rắn.
Ôi dào ôi, có gì đâu. Phản xạ trước khi chết thật thôi mà! Tốt nhất là không dùng tay không là được!
Vì rắn có hệ thần kinh độc lập, dù bị chặt nhưng phản xạ cắn vẫn thực hiện khi bị tấn công.
Không biết!
Vì rắn vẫn còn liên kết dù có bị chặt đầu đi nữa ý thức vẫn còn nên vẫn có khả năng gây chết người khi cắn.
Khi thấy rắn, nhất là rắn độc như hổ mang chúa, hổ đất..., nhiều người sẽ bắt đem bán hoặc giết chết. Tuy nhiên,...
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]