Rắn độc con có vết cắn chết người hơn rắn độc trưởng thành?

Sự kiện: Hỏi - Đáp

Nhiều người cho rằng rắn độc lúc nhỏ sẽ có vết cắn nguy hiểm hơn rất nhiều so với rắn độc trưởng thành. Điều này liệu có đúng? Mời độc giả cùng trả lời câu hỏi này bằng cách bấm vào phần màu xanh lá dưới ảnh. Câu trả lời chính thức sẽ được công bố lúc 15h hôm nay.

CÂU TRẢ LỜI CHÍNH XÁC

Nhiều người cho rằng rắn độc con có vết cắn nguy hiểm hơn rắn độc trưởng thành. Điều này không hoàn toàn đúng, theo Live Science.

David Steen, một nhà nghiên cứu về rắn ở Đại học Auburn (Mỹ), cho biết: "Rắn độc trưởng thành rất nguy hiểm và nguy hiểm hơn nhiều so với con non vì chúng có thể tiêm lượng nọc độc lớn hơn". 

Ý kiến của Steen cũng được Greg Pauly, một nhà nghiên cứu động vật học tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Los Angeles (Mỹ), ủng hộ. Chia sẻ trên tạp chí Bay Nature, ông Pauly nói: "Rắn độc càng lớn thì túi nọc độc càng nhiều. Những con trưởng thành có lượng nọc độc nhiều hơn những con non". 

Lấy ví dụ từ loài rắn chuông kim cương ở Mỹ. Theo Tạp chí Reptiles, con non của loài này chỉ tiết ra dưới 70 miligram nọc độc mỗi lần cắn, trong khi con trưởng thành có thể tiết từ 492 tới 848 miligram. Khoảng 100 miligram nọc độc của loài này có thể giết chết một người trưởng thành. 

Ngoài ra, theo trang Wild Med, rắn độc trưởng thành nguy hiểm hơn vì các đòn tấn công của chúng có độ chính xác cao hơn. Rắn độc trưởng thành có răng nanh dài hơn, cho phép chúng tiêm lượng nọc độc lớn hơn khi cắn.

Nhưng nói như vậy không có nghĩa là rắn độc con không nguy hiểm. Vẫn có những trường hợp bị thương nặng, thậm chí tử vong do bị rắn độc con cắn. Điều này được Tạp chí Reptiles cho rằng có liên quan tới "kinh nghiệm" của loài rắn. Rắn độc trưởng thành sẽ trải qua nhiều hoàn cảnh và tình huống hơn con non. Chúng thành công trong việc trốn thoát hoặc tấn công lại những kẻ săn mồi và có thể kiểm soát toàn bộ chức năng của các cơ bắp. 

Rắn độc trưởng thành nhận ra được sự cần thiết phải giữ lại một lượng nọc độc quý giá của chúng vì nọc rắn cần thời gian để sản sinh. Khi rắn độc không còn nọc độc, đồng nghĩa với việc không săn được mồi. 

Với con non, chúng thường không kiểm soát được toàn bộ các cơ như rắn trưởng thành và lại đang ở thời điểm dễ gặp nguy hiểm nhất trong đời. Các cú cắn tự vệ thường rất nhanh và quyết liệt. Khi con non cắn, vết cắn thường rất mạnh và tiêm đầy nọc độc. Vì vậy, đây rất có thể là lí do vẫn xảy ra trường hợp người tử vong hoặc bị thương nặng do rắn độc con cắn. 

Nói chung, rắn độc dù là con non hay trưởng thành đều rất nguy hiểm. "Vì vậy, đừng dại mà lại gần chúng, dù có ở độ tuổi nào đi nữa", Jeff Beane, người quản lý bộ sưu tập bò sát thuộc Bảo tàng Khoa học tự nhiên Bắc Carolina, Mỹ, cảnh báo. 

Mời độc giả bấm vào đây để trả lời câu hỏi

TRẢ LỜI CỦA BẠN ĐỌC 15
Nguyễn Bảo Quốc

Vì rắn độc mới nở ra sẽ mang chất độc tinh khiết chưa lẫn tạp chất do ăn những loại động vật khác.

Hậu

Rắn nhỏ cắn sẽ nguy hiểm hơn. Thứ nhất nó sẽ không kiểm soát đc số lượng nọc độc của mình như rắn to. Rắn to khi cắn nó chỉ tiêm lượng nọc độc vừa đủ để hạ con mồi. Thứ 2 rắn nhỏ ít đi săn hơn và ít khi tự vệ hơn. Điều này đồng nghĩa chất lượng nọc sẽ cao hơn. Chỉ 1 vài loại rắn tích nọc từ con mồi (vd : rắn hoa vỏ) còn đa số chúng tự sản sinh nọc.

Tuấn Linh

Bản chất của nọc độc của rắn là được tích tụ độc tố từ con mồi của chúng, ví du như cóc chẳng hạn, nên tớ nghĩ rắn nhỏ thì lượng độc của nó không bằng con trưởng thành.

Dao Quang Lai

Sai

Nếu có câu hỏi cần giải đáp, mời độc giả gửi tại đây

Nguồn: [Link nguồn]

Rắn độc vừa bị chặt đầu, vì sao cấm kỵ dùng tay cầm đầu rắn?

Trong quá khứ, không ít người tử vong do dùng tay không cầm vào đầu rắn độc (đã bị chặt đứt lìa khỏi thân) như rắn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Hỏi - Đáp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN