Ra ngoài đi vệ sinh, thiếu nữ Ấn Độ bị hai con sư tử đói cắn xé đến chết

Một thiếu nữ Ấn Độ bị hai con sư tử đói tấn công khi đi vệ sinh bên ngoài một nông trại ở Ấn Độ.

Sư tử là loài động vật được bảo vệ ở Ấn Độ.

Sư tử là loài động vật được bảo vệ ở Ấn Độ.

Theo The Sun, vụ việc thương tâm xảy ra chỉ vài ngày sau khi cư dân mạng xã hội Ấn Độ xôn xao vì đoạn clip quay cảnh một con bò bị trói để làm thức ăn cho đàn thú hoang luôn lởn vởn gần các ngôi làng.

Các nhân viên kiểm lâm Ấn Độ cho biết, Bhavna Baria, 14 tuổi bị sư tử tấn công vào lúc 9 giờ 30 phút tối khi ra ngoài nông trại ở làng Dhanfuliya, quận Junagadh, bang Gujarat, Ấn Độ, để đi vệ sinh.

Thiếu nữ 14 tuổi còn rủ chị họ Rekha, cũng là một người làm công trong nông trại, đi cùng. “Khi hai con sư tử đực đuổi theo họ, Rekha nhảy xuống một bể nước gần đó”, quan chức kiểm lâm Ấn Độ cho biết. “Nhưng Baria thì không may mắn như vậy. Thiếu nữ Ấn Độ bị sư tử giết chết, kéo xác đến nơi khác ăn thịt”.

“Các nhân viên kiểm lâm có mặt tại hiện trường ngay lập tức nhưng không kịp cứu cô gái. Chúng tôi chỉ thu hồi được xác thiếu nữ”, Ushman Nanavati, Phó giám đốc Ban quản lý bảo tồn rừng (DCF), trực thuộc Sở Lâm nghiệp xã hội Gir Somnath, nói trên tờ Indian Express.

Cảnh sát cũng nhận được tin báo khi Rekha kêu cứu với những người dân địa phương, khi hai chị em bị sư tử tấn công.

Shailesh Sondarva, cảnh sát trưởng thành phố Vanthali, nói: "Đội ngũ kiểm lâm có mặt tại hiện trường và cố gắng gây náo động để dọa lũ sư tử, buộc chúng phải rời khỏi khu vực. Sau khoảng nửa tiếng, hai con vật hung dữ mới chịu bỏ đi”.

Thi thể Baria được thu hồi trong tình trạng cụt mất hai chân. Theo truyền thông Ấn Độ, làng Dhanfuliya chỉ cách khu bảo tồn hoang dã Girnar khoảng 20km. Đây là nơi những con sư tử sinh sống.

Nanavati nói sự việc xảy ra là “hết sức đáng tiếc” và rằng việc sư tử tấn công người là điều không thường xuyên xảy ra. Sư tử không chủ động tấn công người nếu không bị khiêu kích. Chúng không coi con người là con mồi ngon, báo Ấn Độ cho biết.

Các nhân viên kiểm lâm đang cố gắng truy bắt hai con sư tử và đưa về khu bảo tồn.

Mối nguy chết người từ “cơn khát” xương sư tử ở Trung Quốc và Đông Nam Á

Hoạt động mua bán xương sư tử để nấu cao, làm thuốc, ngâm rượu, làm đồ trang sức, đặc biệt do nhu cầu của thị trường...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - The Sun ([Tên nguồn])
Thế giới động vật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN