“Quyền lực số” đang định hình cục diện chính trị
“Quyền lực số” đang được ví như là con dao 2 lưỡi, đặc biệt là với sự trỗi dậy của các thế lực công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), gây nên những tác động mới đối với tính an ninh, tính chính nghĩa, tính xác thực của các cuộc bầu cử chính trị.
Trong cuộc tổng tuyển cử ở Thái Lan vừa khép lại, đảng Tiến bước (MFP) do Pita Limjaroenrat (42 tuổi), một nhân vật “có sức ảnh hưởng trên mạng internet” lãnh đạo, giành được 151 ghế, vượt qua tất cả các đối thủ. Tương tự, đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) do Paetongtarn Shinawatra, con gái của cựu Thủ tướng Thaksin Chinnawat lãnh đạo, cũng đạt kết quả tốt, giành được 141 ghế. Tổng số ghế của 2 đảng này đã chiếm hơn một nửa trong tổng số 500 ghế của Hạ viện.
Cuộc chạy đua trên truyền thông xã hội
Trong cuộc tổng tuyển cử cạnh tranh gay gắt này, các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, YouTube và TikTok đã phát huy vai trò quan trọng. Đảng Tiến bước được thành lập vào năm 2019, là một chính đảng thanh niên non trẻ và năng động trên chính trường Thái Lan, nhà lãnh đạo đảng Pita Limjaroenrat là nhân vật có tố chất chính trị, dựa vào lực lượng truyền thông xã hội mạnh mẽ để nhanh chóng trở nên nổi tiếng ở Thái Lan, đồng thời thiết lập nền tảng cử tri khổng lồ.
Ông Pita Limjaroenrat (42 tuổi), lãnh đạo đảng Tiến bước Thái Lan, một nhân vật được cho là “có sức ảnh hưởng trên mạng internet”.
Trước cuộc tổng tuyển cử, các chính đảng lớn khởi động “cuộc chiến không khói súng”, tranh giành cử tri kịch liệt trên các nền tảng truyền thông xã hội. Để ngăn chặn việc tạo ra thông tin giả mạo và tin tức sai lệch giữa các chính đảng tham gia tranh cử, Chính phủ Thái Lan đã đi đầu trong việc triển khai hợp tác với các nền tảng truyền thông xã hội được ưa thích như TikTok, Facebook... để chống lại sự xuất hiện của những hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra. Ủy ban Bầu cử Thái Lan và TikTok đã phối hợp thành lập một “trung tâm bầu cử”, nỗ lực thẩm tra những nội dung chính trị mang tính sai lệch và xử lý những nội dung vi phạm quy tắc bầu cử.
Một báo cáo của công ty khảo sát dư luận toàn cầu Meltwater và Tổ chức truyền thông Anh We Are Social cho thấy tính đến trước thềm cuộc tổng tuyển cử, Thái Lan có khoảng 52,3 triệu người sử dụng linh hoạt các nền tảng truyền thông xã hội, chiếm 72% dân số cả nước. Bên cạnh TikTok, những nền tảng được yêu thích nhất còn có Facebook và Line. Chính phủ Thái Lan nhận thức được ảnh hưởng chính trị của truyền thông xã hội đối với cuộc bầu cử lần này.
Cử tri Thái Lan đi giữa “rừng” poster tranh cử.
Trước thềm cuộc tổng tuyển cử, ông Pita Limjaroenrat và bà Paetongtarn Shinawatra đều là những nhân vật có ảnh hưởng trên mạng Internet. Facebook của ông Limjaroenrat có hơn 1,37 triệu lượt người theo dõi. Instagram của bà Shinawatra có hơn 500 nghìn lượt theo dõi, trong khi đó đảng Vì nước Thái do bà lãnh đạo chỉ có 29 nghìn lượt theo dõi. Ông Limjaroenrat vốn luôn xếp sau bà Shinawatra, nhưng lại thành công đảo ngược tình thế 10 ngày trước tổng tuyển cử, vượt bà Shinawatra về mức độ ủng hộ và cuối cùng trở thành “ngựa ô” nổi bật trên chính trường sau đó. Sau khi cuộc bầu cử kết thúc, cựu Thủ tướng Thaksin Chinnawat đã công khai khen ngợi đảng Tiến bước và ông Pita Limjaroenrat đã sử dụng sức mạnh mạng xã hội để giành thắng lợi.
Cũng trước thềm cuộc tổng tuyển cử, các tổ chức như Trung tâm khảo sát dư luận của Hiệp hội Khoa học chính trị thuộc Đại học Kasetsart (Thái Lan) đã tổ chức một cuộc bỏ phiếu mô phỏng trực tuyến với chủ đề “Thế hệ Z sẽ ủng hộ ai làm thủ tướng trong cuộc bầu cử năm 2023?”. Kết quả cho thấy có đến 39% cử tri thế hệ Z (thanh niên trong độ tuổi từ 17-18) ủng hộ ông Pita Limjaroenrat.
Giá trị kiểu mới
Đặc điểm của thế hệ Z là thạo công nghệ và sử dụng thành thạo Internet, các thiết bị thông minh và truyền thông xã hội, đồng thời ngưỡng mộ những “người có ảnh hưởng” trong thế giới mạng. Đảng Tiến bước và ông Limjaroenat đã nắm được lưu lượng truy cập của nhóm đối tượng này. Trước thềm bầu cử, thông qua các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, YouTube và TikTok, đảng Tiến bước kêu gọi tiến hành cải cách mạnh mẽ, bao gồm sửa đổi Điều 12 nhạy cảm của Luật Hình sự Thái Lan (được gọi là “Tội khi quân”), tạo dựng hình tượng của “phong trào phản đối xã hội truyền thông” trong tâm trí của thế hệ Z. Thông qua hiệu ứng ngôi sao của truyền thông xã hội, ông Limjaroenrat đã định hình thành công hình tượng “giàu có, đẹp trai, tinh anh xã hội, lãnh đạo dư luận”, trở thành ứng cử viên sáng giá nhất đại diện cho “đổi mới, sáng tạo, năng động, tiến bộ” trong tâm trí thế hệ Z.
Trong mọi cuộc chạy đua, tìm cách gây tác động lên lá phiếu cử tri là điều các ứng cử viên luôn mong muốn.
Trong môi trường truyền thông truyền thống, vai trò của cử tri tương đối tiêu cực, bị động và bị thao túng tâm lý, chịu sự chi phối của thông tin truyền bá từ các phương tiện truyền thông chính thống như báo giấy, đài phát thanh, truyền hình, tạp chí... Sự trỗi dậy của các phương tiện truyền thông xã hội kiểu mới đã tạo ra sự đảo ngược mang tính cột mốc. Các nền tảng truyền thông xã hội lớn như YouTube, Facebook, Twitter... không chỉ trở thành các nền tảng truyền bá nội dung siêu cấp tích hợp các phương tiện truyền thông truyền thống mà còn có thể tạo ra sự trải nghiệm “trao quyền mang tính tượng trưng”, bên cạnh việc trao quyền cho cử tri, các nền tảng truyền thông xã hội còn trở thành công cụ có lợi cho việc cạnh tranh chính trị. Các ứng cử viên thông qua phát phiếu bầu cho cử tri, triển khai các hoạt động tình nguyện trực tuyến, phỏng vấn qua email, để lại tương tác và bình luận, tham gia thảo luận chính trị trực tiếp... trên mạng truyền thông xã hội để thiết lập sự đồng thuận với cử tri, hình thành quan điểm chính trị hội tụ, đồng thời củng cố địa vị của “người dẫn dắt dư luận”.
Sự trỗi dậy của truyền thông xã hội cũng tượng trưng cho sự trỗi dậy của kiểu “quyền lực số” hoàn toàn mới. Truyền thông xã hội chắc chắn trở thành công cụ mạnh mẽ được các lực lượng chính trị sử dụng để định hình nhận thức và vận động xã hội, ai nắm được truyền thông xã hội thì người đó sẽ trở thành người dẫn dắt dư luận trên mạng, đồng thời thời có thể nắm được lợi thế của “quyền lực số”. Lấy sự đảo ngược nhanh chóng của cuộc tổng tuyển cử ở Thái Lan vừa rồi làm tiêu chí, ông Pita Limjaroenrat dựa vào sự trợ giúp của sức mạnh truyền thông xã hội đã dễ dàng đánh bại lực lượng được quân đội hậu thuẫn với tướng Prayut Chan-o-cha và Prawit Wongsuwan làm đại diện. Trong tương lai, truyền thông xã hội được cho là sẽ tiếp tục định hình lại cục diện chính trị mới đối với các nền chính trị Hoàng gia, chính trị quân nhân, chính trị gia tộc và chính trị tài phiệt đã ăn sâu bám rễ.
Và những mặt trái...
Giá trị tuyến đầu của truyền thông xã hội còn thể hiện ở tính thuận tiện, kịp thời, chi phí thấp, tương tác, cơ sở, cá nhân và bùng nổ. Theo báo cáo của Công ty Tư vấn tăng trưởng toàn cầu Frost & Sullivan, quy mô thị trường dữ liệu lớn (big data) toàn cầu trong năm 2022 đạt khoảng 71,8 tỷ USD và dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng bùng nổ kinh ngạc trong 10 năm tới.
Bên cạnh đó, “quyền lực số” cũng là một con dao 2 lưỡi. Đặc biệt là sự trỗi dậy của các lực lượng công nghệ như thuật toán, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo... sẽ gây nên những tác động mới đối với tính an ninh, tính chính nghĩa, tính xác thực của các cuộc bầu cử chính trị.
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 để lại nhiều bài học cho các nhà vận động tranh cử.
Một mặt, nắm bắt được công nghệ thuật toán của truyền thông xã hộ thì có thể thông qua dữ liệu hơn để phân tích, phát hiện khuynh hướng, sở thích, mong muốn, cảm xúc của cử tri, cũng như khả năng gia tăng ảnh hưởng, đồng thời xây dựng kho thông tin cá nhân hóa liên quan đến sở thích của khán giả, sau đó tiến hành gửi chính xác quan điểm tranh cử vào tài khoản người dùng. Đồng thời, thông qua “cảm ứng thông tin, lọc thông tin, ưu tiên sắp xếp” mang tính mục đích để tác động ở mức độ lớn nhất đến ý chí bỏ phiếu của cử tri.
Mặt khác, “quyền lực số” cũng mang lại rủi ro “tham nhũng số” và “tội phạm số”. Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, ứng cử viên có ảnh hưởng trên mạng Internet hơn là ông Donald Trump, có gần 6 triệu lượt theo dõi đã dẫn dắt cuộc bầu cử truyền thông xã hội lần đầu tiên trên toàn cầu, đồng thời thành công trong việc xây dựng hình tượng “quản trị đất nước bằng Twitter”.
Tuy nhiên, các cuộc điều tra sau đó của Quốc hội Mỹ đã phát hiện một số lượng lớn người máy, tài khoản giả mạo, Botnet (một mạng lưới những máy tính bị điều khiển và chi phối bởi một máy tính khác từ xa nhằm mục đích thực hiện một số nhiệm vụ nào đó)... tồn tại rộng rãi trên Twitter và Facebook, được sử dụng cho việc tuyên truyền các cáo buộc tham nhũng nhằm vào đối thủ cạnh tranh Hillary Clinton. Hơn nữa, những tài khoản giả mạo đã lan truyền nhiều tin đồn chính trị và tin tức giả có liên quan, lôi kéo cử tri truy cập các liên kết tin tức chính trị nhằm tác động đến khuynh hướng bỏ phiếu. Trong bối cảnh đó, trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ vào năm 2018, Thượng viện Mỹ còn tổ chức một cuộc điều trần riêng, triệu tập và gây sức ép với 3 “gã khổng lồ” Google, Twitter và Facebook.
Thu hút sự quan tâm của gen Z là mục tiêu của các cuộc tranh cử hiện nay.
Cuộc cách mạng thuật toán đã tạo ra một “mỏ vàng số” truyền thông xã hội không bao giờ cạn kiệt. Sự trỗi dậy phổ biến của truyền thông xã hội lại tạo ra một “quyền lực số” hoàn toàn mới và cuối cùng đã hình thành biến số hoàn toàn mới định hình lại cục diện chính trị ở một vài nơi. Tuy nhiên, giống như một câu nói trong kinh tế học: “Nếu một sản phẩm là miễn phí thì người dùng chính là sản phẩm”. Do thế, bên cạnh với việc sử dụng truyền thông xã hội - “sản phẩm miễn phí” này, chính phủ các nước vẫn nên đầu tư nhiều nguồn lực hơn cho “sản phẩm chân chính” - sức mạnh của cử tri đằng sau truyền thông xã hội.
Nguồn: [Link nguồn]
Chiến thắng của Đảng Tiến bước được giới chuyên gia đánh giá là sự chuyển dịch mang tính lịch sử của chính trị Thái Lan