Quyền lực mềm của Việt Nam thăng hạng nhờ đâu?

Việt Nam đã thăng hạng trong bảng xếp hạng Chỉ số quyền lực mềm năm 2020.

Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng kinh ngạc trong kiềm chế đại dịch Covid-19 đang hoành hành khắp thế giới

Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng kinh ngạc trong kiềm chế đại dịch Covid-19 đang hoành hành khắp thế giới

Tổ chức Tư vấn Brand Finance của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng Chỉ số Quyền lực Mềm, được thực hiện dựa trên ý kiến thăm dò từ 1.000 chuyên gia bao gồm các chính trị gia, lãnh đạo doanh nghiệp và 55.000 thành viên trong cộng đồng nhằm xếp hạng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ về “khả năng ảnh hưởng thông qua nghệ thuật ngoại giao và thuyết phục”.

Tổ chức này đưa ra một số tiêu chí như độ nhận diện, ảnh hưởng, uy tín toàn cầu, sự thể hiện trong các lĩnh vực quan trọng như thương mại, quản lý, văn hoá & di dản, truyền thông, giáo dục và khoa học, con người và giá trị, để đánh giá các nước và vùng lãnh thổ.

Tổng điểm của Việt Nam là 33,8/100, đứng trên nhiều quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á như Philippines, Campuchia, Myanmar và đứng sau Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia.

Song, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong ASEAN có sự dịch chuyển, thăng hạng so với năm ngoái, lên vị trí thứ 47/100. Trong khu vực Châu Á, ảnh hưởng của Việt Nam được xếp hạng 9.

Báo cáo của Brand Finance chỉ ra, tuy Việt Nam chưa nổi bật trong những lĩnh vực thương mại, quan hệ quốc tế, truyền thông, giáo dục và khoa học nhưng có thành quả gây ấn tượng trong nỗ lực phòng chống dịch bệnh Covid-19. Số ca nhiễm, tử vong vì virus Covid-19 ở mức “thấp đáng kinh ngạc".

Cũng trong bảng xếp hạng này, quốc gia đứng đầu chính là Đức trong khi Mỹ lại rơi từ vị trí số 1 xuống thứ 6 do phản ứng chậm trong dịch Covid-19. Các nước xếp ở vị trí thứ 2 và 3 lần lượt là Nhật Bản và Anh.

Tại sao quyền lực mềm ngày càng quan trọng trong đối ngoại?

Người đầu tiên chính thức đưa ra khái niệm quyền lực mềm là giáo sư người Mỹ Joseph Nye, nguyên Hiệu trưởng Trường Quản trị công J.F. Kennedy, thuộc Đại học Harvard (Mỹ), nguyên trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX.

Theo đó, “Quyền lực mềm” trong đối ngoại là khả năng tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút để các nước khác “tự nguyện” thay đổi hành vi, chính sách phù hợp với điều mà mình muốn, thay vì cưỡng bức thông qua sức mạnh kinh tế và quân sự.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và thế giới đang đi theo hướng đa cực, quyền lực mềm ngày càng trở thành trụ cột quan trọng nhằm góp phần nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của các quốc gia.

Đó chính là lý do vì sao nhiều nước trên thế giới, bất kể quy mô lớn hay nhỏ, tầm cỡ phát triển hay đang phát triển, đều coi đây như nhiệm vụ mang tầm chiến lược quốc gia.

Nguồn: [Link nguồn]

Báo Mỹ ca ngợi chiến lược chống dịch Covid-19 của Việt Nam

Tờ Business Insider có trụ sở ở Mỹ gần đây đăng bài viết ca ngợi chiến lược chống dịch Covid-19 của Việt Nam, coi sự...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trang Trần ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN