Quốc hội Nga xem xét rút lại việc phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện

Theo Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin, các nghị sĩ nước này có thể sẽ sớm tổ chức các cuộc thảo luận liên quan đến khả năng Nga rút lại việc phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) năm 1996 sau khi Tổng thống Nga Putin đưa ra đề xuất.

Ông Volodin cam kết rằng cuộc thảo luận về vấn đề này sẽ diễn ra trong phiên họp sắp tới. Ông nhấn mạnh quyết định cuối cùng sẽ đảm bảo tôn trọng lợi ích quốc gia.

CTBT cấm tất cả các vụ nổ hạt nhân, mở rộng các giới hạn được đặt ra trong Hiệp ước cấm thử nghiệm một phần trước đó. Hiệp ước được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua vào ngày 24/9/1996, nhưng chưa có hiệu lực vì chưa được Mỹ, Ai Cập, Israel, Iran và Trung Quốc phê chuẩn. Ấn Độ, Triều Tiên và Pakistan không ký hiệp ước.

Tổng thống Nga Putin đã đề cập đến hiệp ước này trong bài phát biểu tại Câu lạc bộ Thảo luận quốc tế Valdai hôm 5/10. "Tôi chưa sẵn sàng để nói liệu chúng ta có thực sự cần tiến hành thử nghiệm hạt nhân hay không, nhưng điều chúng ta có thể làm là hành xử giống như Mỹ", ông Putin nói. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng quyết định cuối cùng về hiệp ước thuộc về Duma Quốc gia.

Bình luận về tuyên bố của ông Putin và ông Volodin, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm thứ Sáu nhấn mạnh rằng nếu các nghị sĩ quyết định rút lại cam kết quốc tế của Nga, thì điều đó cũng không đồng nghĩa với việc Mátxcơva có kế hoạch thử nghiệm hạt nhân.

“Cách đây rất lâu chúng ta đã ký và phê chuẩn hiệp ước, nhưng phía Mỹ không phê chuẩn. Để đưa tình hình về trạng thái cân bằng, Tổng thống Putin đã đề cập đến khả năng rút lại việc phê chuẩn hiệp ước, điều mà Volodin nói rằng ông sẵn sàng làm", ông Peskov giải thích.

Lần cuối cùng Mỹ tiến hành một vụ thử hạt nhân trực tiếp là vào năm 1992, còn Nga là năm 1990. Tổng thống Putin đã nhiều lần cảnh báo rằng nếu Washington vi phạm lệnh cấm thử nghiệm trên thực tế, thì Mátxcơva sẽ đáp trả tương tự.

Nga cảnh báo về tình huống sử dụng vũ khí hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định Nga có năng lực hạt nhân vượt trội và không đối thủ nào có thể sống sót nếu tấn công hạt nhân nhắm vào Nga.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hạnh - RT, Tass ([Tên nguồn])
Tin tức Nga Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN