Quốc gia muốn thay thế Nga trên thị trường dầu mỏ toàn cầu, chờ Mỹ “giải phong ấn”
Người đứng đầu Ủy ban Năng lượng thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Iran, Reza Padidar nói Iran hoàn toàn có đủ năng lực khỏa lấp khoảng trống mà Nga để lại trên thị trường dàu mỏ toàn cầu, liên quan đến lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây.
Iran là quốc giá có trứ lượng dầu mỏ lớn thứ 4 trên thế giới.
Ông Padidar nói các quốc gia tiêu thụ dầu mỏ hàng đầu trên thế giới bắt đầu cảm nhận thấy ảnh hưởng rõ rệt do giao dịch với Nga gặp khó khăn vì Mỹ gây sức ép.
Tuần trước, một quan chức Mỹ giấu tên cảnh báo, Washington có thể trừng phạt Ấn Độ nếu nước này mua quá nhiều dầu của Nga.
Dầu mỏ của Nga chiếm 8% thị trường toàn cầu, nhưng việc nhiều đối tác, đặc biệt là phương Tây quay lưng với dầu của Nga đã khiến nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu tăng vọt, dẫn tới việc giá bán dầu liên tục giữ ở mức cao.
Mỹ và các đồng minh đã có nhiều nỗ lực nhằm kiềm chế giá dầu. Tổng thống Mỹ Joe Biden tuần trước tuyên bố, Mỹ xả khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày từ kho dự trữ chiến lược và kéo dài trong 180 ngày.
Động thái này giúp giá dầu hiện dao động ở mức 100-110 USD/thùng, nhưng vẫn còn tương đối cao so với mức 60 USD/thùng của năm ngoái.
Ông Padidar nói nỗ lực trên của Mỹ là đáng ghi nhận, nhưng không thể duy trì trong khoảng thời gian dài, theo hãng thông tấn Iran, IRNA. Nếu không có các biện pháp dài hạn, giá dầu sớm muộn cũng sẽ trên đà tăng mạnh.
“Để tránh khỏi viễn cảnh này, cần một nhà cung cấp có năng lực tương đương Nga, khỏa lấp thị trường toàn cầu. Iran hoàn toàn có đủ khả năng để trở thành nhà cung cấp như vậy”, ông Padidar nói.
Theo số liệu năm 2016, Iran là quốc gia có trữ lượng dầu xếp thứ 4 thế giới, đạt 157 tỷ thùng, xếp sau Canada, Ả Rập Saudi và Venezuela. Nga xếp thứ 8 với trữ lượng 80 tỷ thùng dầu.
Iran gần như không thể xuất khẩu dầu ra thế giới vì lệnh trừng phạt của Mỹ, liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này.
Dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden, Iran đang kỳ vọng đạt thỏa thuận hạt nhân dài hạn với Mỹ, dỡ bỏ cấm vận để nước này có thể quay trở lại xuất khẩu dầu.
Theo CNN, Mỹ đã tính tới việc “dỡ bỏ các giới hạn” liên quan đến việc xuất khẩu dầu của Iran và Venezuela, nhưng các bên cho đến nay chưa đạt được sự đồng thuận.
Hôm 4.4, đàm phán giữa Mỹ và Iran bị tạm ngừng dù trước đó các bên đã tiến rất gần tới một thỏa thuận. “Mỹ chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc ngừng đàm phán”, Saeed Khatibzadeh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran nói, theo Reuters.
“Washington nên đưa ra quyết định chính trị để hồi sinh các thỏa thuận”, ông Khatibzadeh nói, nhấn mạnh rằng “Iran không thể chờ mãi”.
Bộ Ngoại giao Mỹ nói hai bên vẫn còn một số bất đồng nhỏ liên quan đến thỏa thuận hạt nhân, và đạt thỏa thuận hay không tùy thuộc vào Iran, theo Reuters.
Một trong những điều khoản mà Iran muốn Mỹ đồng ý, bao gồm thỏa thuận có giá trị ràng buộc lâu dài và các Tổng thống Mỹ trong tương lai cũng không có quyền đảo ngược, tránh tình trạng như khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền.
Nguồn: [Link nguồn]
Nga đã ngừng các điều khoản trong trong các thỏa thuận về thủ tục đơn giản hóa thị thực với châu Âu và một số quốc gia khác.