Quốc gia, tổ chức nào có thể hòa giải Israel - Hamas?

Hiện chưa có nhiều lạc quan về triển vọng giảm leo thang xung đột Israel-Hamas, ít nhất trong thời gian trước mắt, tuy vậy giới quan sát đã hình dung đến một số quốc gia và tổ chức quốc tế có thể đóng vai trò hòa giải.

Chuyện hòa giải để hạ nhiệt và chấm dứt cuộc xung đột nguy hiểm Israel - Hamas đang là mối quan tâm của cộng đồng thế giới. Với diễn biến nóng của cuộc xung đột, hiện chưa có nhiều lạc quan về triển vọng giảm leo thang giữa Israel và Hamas, ít nhất trong thời gian trước mắt. Tuy vậy giới quan sát đã hình dung đến một số quốc gia và tổ chức quốc tế có thể đóng vai trò hòa giải, theo đài Al Jazeera.

Thứ nhất là Liên đoàn Ả Rập, vốn tuần rồi có cuộc họp khẩn giữa các bộ trưởng, kêu gọi Israel nối lại đàm phán với chính quyền Palestine.

Thứ hai là Liên hợp quốc vốn có nhiều hoạt động ngoại giao cố gắng ngăn chặn các cuộc đối đầu vũ trang giữa Israel và Hamas.

Thứ ba là Trung Quốc (TQ), nước tuần rồi cho biết sẽ sớm cử đặc phái viên sang Trung Đông hòa giải. Ảnh hưởng của TQ ở Trung Đông ngày càng lớn. Tháng 3, TQ giúp làm trung gian giảm căng thẳng tạm thời giữa Iran và Saudi Arabia.

Binh lính và phương tiện chiến đấu quân sự của Israel được nhìn thấy ở TP Sderot (Israel), gần biên giới với Dải Gaza, vào ngày 14-10. Ảnh: DPA/GETTY IMAGES

Binh lính và phương tiện chiến đấu quân sự của Israel được nhìn thấy ở TP Sderot (Israel), gần biên giới với Dải Gaza, vào ngày 14-10. Ảnh: DPA/GETTY IMAGES

Thứ tư là Ai Cập, nước trong lịch sử là trung gian hòa giải quan trọng trong cuộc xung đột Ả Rập - Israel nhiều thập niên.

Thứ năm là Qatar, vốn có đường dây liên lạc trực tiếp với Hamas. Các đặc phái viên Qatar trước đây từng giúp hòa giải các thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas và Israel. Qatar gần đây trở thành tâm điểm chú ý của giới ngoại giao toàn cầu, sau khi tổ chức các cuộc đàm phán kéo dài hơn một năm giữa Mỹ và Iran, đưa đến kết quả hai bên trao đổi tù nhân.

Thứ sáu là Nga, nước có quan hệ với các nước Ả Rập, Iran và Hamas cũng như với Israel. Thủ tướng Iraq Mohammed al-Sudani đề xuất Tổng thống Nga Vladimir Putin sử dụng vị trí thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để giúp giải quyết cuộc xung đột Israel - Hamas. Người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng Nga có thể và sẽ tiếp tục đóng vai trò giải quyết xung đột, đồng thời sẽ duy trì đối thoại và “khoảng cách bình đẳng” với cả phía Israel và Palestine.

Thứ bảy là Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu các cuộc đàm phán hòa bình bắt đầu, khả năng Thổ Nhĩ Kỳ (và Qatar) đều sẽ có vai trò tích cực do cả hai đều có liên lạc với Hamas và Israel.

Thứ tám là Mỹ, đồng minh thân cận nhất của Israel nhưng cũng muốn có một nhà nước Palestine trong tương lai.

Nguồn: [Link nguồn]

Iran cảnh báo hậu quả nếu Israel không ngừng tấn công Dải Gaza

Iran ngày 14/10 cảnh báo nếu Israel không ngừng tấn công Dải Gaza thì tình hình có thể vượt khỏi tầm kiểm soát với những “hậu quả sâu rộng”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo THIÊN ÂN ([Tên nguồn])
Xung đột Israel - Hamas Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN