Quốc gia thành viên NATO từ chối gửi tên lửa Patriot, hệ thống S-300 cho Ukraine

Hy Lạp sẽ không cung cấp cho Ukraine các hệ thống phòng không quan trọng mà nước này sở hữu, bất chấp lời kêu gọi của Kiev.

Một bệ phóng tên lửa Patriot khai hỏa trong tập trận ở Hy Lạp vào năm 2015.

Một bệ phóng tên lửa Patriot khai hỏa trong tập trận ở Hy Lạp vào năm 2015.

Hy Lạp sẽ không cung cấp cho Ukraine các hệ thống phòng không Patriot và hệ thống phòng không S-300, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis nói trong cuộc phỏng vấn ngày 25/4, theo tờ Kyiv Independent.

Trước đó, truyền thông Hy Lạp đăng thông tin cho rằng, Athens sẽ gửi một tổ hợp Patriot cho Ukraine trước sức ép trong nội bộ NATO và Liên minh châu Âu (EU). 

Nhưng với tuyên bố mới, ông Mitsotakis đã bác bỏ thông tin này. "Chúng tôi vẫn sẽ hỗ trợ Ukraine theo các cách khác nhau, với các thiết bị quốc phòng", ông Mitsotakis nói. "Nhưng chúng tôi đã nói rõ từ đầu là không thể gửi các vũ khí mang ý nghĩa quan trọng đối với năng lực phòng thủ và răn đe của chúng tôi".

Theo ông Mitsotakis, các hệ thống Patriot và S-300 rất quan trọng và Hy Lạp không thể gửi chúng cho Ukraine. "Gửi các vũ khí như vậy cho Ukraine sẽ tạo rủi ro đối với an ninh của Hy Lạp", ông Mitsotakis nói thêm.

"Chúng tôi còn nhiều trang thiết bị vũ khí còn thừa khác mà có thể hỗ trợ Ukraine. Tôi nghĩ đây là giải pháp đúng đắn", Thủ tướng Hy Lạp giải thích. "Nếu có thêm những vũ khí dư thừa, chúng tôi vẫn sẽ rất sẵn lòng gửi đến Ukraine nhưng hệ thống phòng không thì không".

Trong tháng này, đối mặt với các cuộc tập kích tầm xa gây thiệt hại đáng kể của Nga, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kêu gọi phương Tây cung cấp thêm hệ thống phòng không.

Ông Zelensky nói với các nước thành viên NATO rằng Kiev cần thêm ít nhất 7 tổ hợp Patriot hoặc các vũ khí phòng không công nghệ cao khác.

Nhưng ngoại trừ Đức cam kết gửi thêm một tổ hợp Patriot, chưa có thêm nước thành viên NATO ngỏ ý sẵn sàng cung cấp.

Bên cạnh Hy Lạp, Tây Ban Nha hôm 25/4 cũng từ chối gửi 3 tổ hợp Patriot mà nước này sở hữu cho Ukraine. Madrid chỉ đồng ý gửi một số đạn tên lửa phòng không. Tây Ban Nha mua 3 tổ hợp Patriot đời cũ từ Đức trong giai đoạn năm 2004 - 2014. 

Mỹ là quốc gia duy nhất hiện nay sản xuất hệ thống phòng không Patriot. Mỗi tổ hợp Patriot được Mỹ xuất khẩu ra nước ngoài có giá lên tới 2,5 tỷ USD. Mỗi quả đạn tên lửa Patriot có giá từ 6 - 10 triệu USD.

Đức thông báo chuyển khẩn cấp một hệ thống tên lửa phòng không Patriot cho Ukraine trong bối cảnh Kiev đang thiếu trầm trọng khí tài để đối phó với các cuộc tấn công của Nga.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - Kyiv Independent ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN