Quốc gia thành viên NATO gửi tên lửa chống hạm cho Ukraine
Loại tên lửa có tầm bắn 300km này có thể đe dọa các tàu chiến thuộc hạm đội Biển đen Nga, nhằm giải vây cho thành phố cảng Odessa.
Tên lửa chống hạm Harpoon khai hỏa từ tàu chiến Mỹ.
Đan Mạch là quốc gia thành viên NATO, sẽ gửi một số lượng không xác định tên lửa chống hạm Harpoon và ống phóng cho Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nói ngày 23.5.
Tuần trước, giới chức Mỹ đã tích cực thảo luận về việc cung cấp cho Ukraine tên lửa chống hạm để ngăn chặn các tàu chiến Nga phong tỏa cảng biển.
Theo ông Austin, các tên lửa Harpoon của Mỹ sẽ giúp “bảo vệ vùng ven biển Ukraine”.
Tên lửa A/U/RGM-84 Harpoon do hãng Boeing sản xuất là mẫu tên lửa chống hạm tiêu chuẩn của hải quân Mỹ, tầm bắn lên tới 300km, được tích hợp radar dẫn đường chủ động.
Tên lửa Harpoon thông thường được phóng từ tàu chiến. Nhưng Đan Mạch sẽ gỡ các ống phóng trên tàu chiến để Ukraine sử dụng ở ven bờ.
Quân đội Đan Mạch sở hữu các tên lửa Harpoon Block II, không chỉ có thể tấn công tàu chiến trên biển, mà còn có thể tấn công mục tiêu cố định tại cảng biển và trên đất liền, do được hãng Boeing nâng cấp hệ thống kiểm soát hỏa lực.
Tùy thuộc vào vị trí quân đội Ukraine đặt các bệ phóng tên lửa Harpoon, tên lửa giúp hải quân Ukraine nâng tầm tấn công, trực tiếp đe dọa các tàu chiến thuộc hạm đội Biển đen Nga.
Ukraine từng nhiều lần yêu cầu Mỹ cung cấp tên lửa chống hạm Harpoon để giải vây cho thành phố cảng Odessa.
Các tên lửa Harpoon cũng tạo ra mối đe dọa với các trung tâm hậu cần phục vụ hạm đội Biển Đen Nga ở thành phố Sevastopol, bán đảo Crimea.
Tuần trước, hãng tin Reuters dẫn nguồn tin cho biết, ngoài tên lửa Harpoon, Nhà Trắng cũng muốn cung cấp cho Ukraine các tên lửa chống hạm NSM do Na Uy sản xuất.
Sarmat, tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới nhất của Nga, có thể bay qua Bắc Cực, Nam Cực và nhiều quỹ đạo khác. Trong nhiều thập kỷ tới, không có bất cứ hệ thống...
Nguồn: [Link nguồn]